
Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
Trên bàn làm việc của tôi chất hẳn mấy chồng sách nói về chết, chết và chết. Các cuốn sách rơi rớt lung tung và bị ố vàng bởi những vệt cà phê. Nếu ai đó bước vào nhà sẽ nghĩ là tôi sắp chết đến nơi rồi, hoặc là tôi đang muốn tự kết liễu chính mình, hoặc là bị ám ảnh bởi cái chết (chỉ có vế thứ ba là chính xác thôi!). Trong những chồng sách này, tôi đã chọn ra những cuốn yêu thích nhất gồm một vài tác phẩm kinh điển lẫn hiện đại. Đây là những cuốn mà tôi cảm thấy cái chết trong đó được thể hiện một cách mới mẻ, kỳ lạ, sống động và cũng là những cuốn mà tôi cực kỳ khuyên bạn nên đọc thử một lần:
Tạm dịch: Chúng ta nói chuyện gì vui vẻ hơn được không? một hồi ký của Roz Chast – Tôi không biết phải diễn tả trọn vẹn mức độ yêu thích của mình dành cho cuốn sách này như thế nào? Nó thuộc danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times và là một cuốn hồi ký có hình ảnh minh họa (cũng là tác phẩm duy nhất nhìn giống truyện tranh trong danh sách). Tác phẩm thể hiện cái nhìn dịu dàng và hài hước của Chast về cặp cha mẹ lớn tuổi của cô và sự lưỡng lự của họ khi nói về cái chết. Thay vào đó, họ chỉ muốn “nói chuyện gì đó vui vẻ hơn". Cô đã miêu tả những năm cuối đời của cha mẹ thông qua những hình ảnh hoạt họa sử dụng hệ màu CMYK và những hình ảnh, tài liệu về gia đình. Hồi ký của Chast giúp những người đang phải chịu thương tổn vì cha mẹ qua đời lẫn những ai đang cố gắng trò chuyện với cha mẹ về vấn đề ấy cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đây là một tác phẩm rất hay, và rất khôn ngoan.
Tạm dịch: Khói bay vào mắt (những bài học tại lò hỏa táng) của Caitlin Doughty – Đây là một tác phẩm tuyệt vời mới ra mắt gần đây và được viết bởi một cô gái làm nghề liệm xác. Cũng giống như tôi, cô ấy bị ám ảnh bởi cái chết ngay từ khi còn bé. Loạt video dài tập trên mạng của Caitlin có tên “Ask a Mortician" rất hài hước, và tôi cực kỳ khuyên bạn xem thử vào buổi tối. Cuốn sách này cũng là một tác phẩm xuất sắc của Caitlin, nó miêu tả cách cô ấy đối mặt với những thi thể đủ màu sắc, hình dạng và chết bởi những nguyên nhân khác nhau. Nó còn thể hiện một cái nhìn thản nhiên về giới làm công tác lễ tang và một thế giới có nền văn hóa “né chết như né hủi” của chúng ta nữa. Một tác phẩm vừa chân thật vừa hài hước, và không phải loại sách mà bạn đọc qua một lần rồi quên ngay đâu.
Tạm dịch: Một năm để sống: Hãy sống như thể đó là năm cuối cùng được sống của Stephen Levine – Tôi từng sử dụng cuốn sách này như một cẩm nang để tổ chức các buổi cà phê tử thần của mình. Đây là một cuốn sách “thập cẩm” bởi vì nó vừa bổ ích, vừa thực tế, vừa nên thơ lại còn kèm theo những lời khuyên và lý thuyết về thiền để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho cái chết. Nhà thơ Levine đã kể lại câu chuyện của triết gia Socrates, người kêu gọi những môn đồ của mình hãy luyện tập cho cái chết bởi vì hành động ấy thể hiện sự khôn ngoan tối thượng. Do đó, Levine cũng đã áp dụng nó vào cách sống của mình, ông luôn sống hết lòng mỗi một ngày và mỗi một năm trên trái đất. Tôi đặc biệt yêu thích những lời khuyên của ông ấy, rằng chúng ta nên giải quyết những vấn đề còn dang dở để cái chết không khiến cho con người bị bỡ ngỡ. Cũng trong tác phẩm này, Levine đề nghị chúng ta nên thực hiện công việc ấy trước khi bị chẩn đoán mắc bệnh để có thêm thời gian thực hiện cho đúng cách.
Knocking on Heaven's Door: The Path to a Better Way of Death
Tạm dịch: Gõ cửa thiên đàng: Cung đường đẹp đẽ tiến về cõi chết của Katy Butler - Tác phẩm là sự kết hợp giữa hồi ký và báo cáo của các cuộc điều tra dựa trên cái chết của cha mẹ tác giả và hệ thống y tế. Đây cũng là lần đầu tôi đọc được một cuốn sách vừa hay vừa chỉ ra được sự thật giả khó phân giữa “cứu sống một mạng người và kéo dài một cái chết", cũng như chỉ trích nước Mỹ vì đã không phân định rõ hai khái niệm này. Bản thân tôi cũng từng cảm thấy cái chết của cha mình bị kéo dài và cũng trải qua một câu chuyện tương tự như của cô ấy nên tôi vô cùng đồng cảm với nội dung của cuốn sách, đặc biệt là việc phải tập làm quen với cảm giác chán chường trước một chính sách ngu xuẩn. Tôi đã lái xe đến nơi cô ấy quảng bá sách để nghe cô phát biểu và cảm ơn Katy vì đã dạy cho tôi cách để suy ngẫm về “cái chết lý tưởng" và những thế lực đang ngáng đường nó.
Tạm dịch: Chết và chờ chết của Elisabeth Kübler-Ross - Vâng, đây là một cuốn thuộc hàng kinh điển và được đề cập trong hầu hết các danh sách những tác phẩm nói về cái chết, theo nghĩa tích cực. Cũng không lấy gì làm lạ, bởi tác phẩm này là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất về tâm lý học vào cuối thế kỷ XX và khái niệm năm giai đoạn trước khi chết của Elisabeth đã được thêm vào từ điển: chối bỏ và cô lập, phẫn nộ, mặc cả, trầm cảm, và tiếp nhận. Thông qua các bài phỏng vấn và hội thoại mẫu, cô ấy giúp người đọc hiểu rõ một cái chết cận kề sẽ ảnh hưởng đến những người có liên quan như thế nào. Đoạn yêu thích của tôi trong sách chắc là: “Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Những gì ta làm ngày càng nhân đạo hơn hay là mất nhân đạo hơn? Cuốn sách này không phản xét bất kỳ một ai cả, nhưng rõ ràng... bệnh nhân chính là người phải chịu khổ nhiều nhất."
Tạm dịch: Ai rồi cũng chết: Dược phẩm và những điều quan trọng vào phút cuối đời) của Atul Gawande - Đây là một cuốn sách tuyệt vời nói về cái chết ở những góc độ hạn hẹp hơn. Thông qua những cuộc phỏng vấn với bác sĩ, những câu chuyện được thuật lại bởi những người cung cấp dịch vụ chăm sóc cũng như những câu chuyện kể về họ và cả câu chuyện về cái chết của cha ruột mình, bác sĩ Gawande đã nghiên cứu ra lỗ hổng của hệ thống chăm sóc sức khỏe cuối đời. Tác giả chỉ cho tất cả chúng ta, bao gồm các y bác sĩ, cách đúng đắn để đối diện với cái chết về phương diện tình cảm lẫn lý trí.
Tạm dịch: Hãy ngồi xuống và giữ yên lặng: Những ý kiến về Phật, Chúa, sự thật, tình dục, cái chết và Chánh pháp Nhãn tạng của Đạo Nguyên dưới góc nhìn punk rock của Brad Warner – Tôi đã theo dõi các tác phẩm của Brad Warner suốt nhiều năm bởi vì anh ấy là người đầu tiên khiến tôi thật sự có hứng thú tìm hiểu về Phật giáo. Tôi trân trọng cái cách anh ấy sử dụng những từ chửi tục để thể hiện thái độ của mình; nó hợp với phong cách của tôi. Cuốn sách này có một nửa là hồi ký, một nửa là cẩm nang hướng dẫn để giảng giải những lý thuyết của Phật giáo bằng ngôn ngữ thông thường. Ngôn từ mà anh ấy sử dụng vừa bất cần lại vừa ấm áp. Warner kết hợp những quan điểm sắc bén về tình dục, quỷ dữ, cơn thịnh nộ, thiền, sự khai sáng, và cái chết với sự khám phá về quyền năng và bản chất thương đau của punk rock.
Tạm dịch: Cái chết lý tưởng: Hành trình khám phá cái chết tại Hoa Kỳ của Ann Neumann – Tôi tình cờ gặp Ann tại một hội nghị và được giới thiệu với cô ấy bởi một người bạn chung của cả hai. Tôi nói: “À, cậu là người viết về cái chết đúng không?" và cô ấy nói: “Cậu cũng vậy mà!" Thật là thú vị khi số phận cứ sắp đặt cho những người đồng quan điểm gặp được nhau; cô ấy sống tại New York, tôi sống tại Colorado, cả hai đều đang viết sách. Tác phẩm của cô ấy miêu tả nét đẹp trong hành trình tìm kiếm một phương pháp ra đi thanh thản tại nước Mỹ. Hành trình này bắt đầu khi cô ấy và em gái thôi việc và quay trở về ngôi nhà thuở ấu thơ để làm bảo mẫu toàn thời gian cho người cha sắp qua đời của họ, ông ấy có nguyện vọng được qua đời tại nhà (tôi đã từng nói đến vấn đề này, tuy rằng đây là một nguyện vọng thường tình nhưng nó sẽ đặt một áp lực vô cùng lớn lên bản thân và gia đình bạn). Cuối cùng, cha của cô lại qua đời trong nhà an dưỡng. Thế là Ann bắt tay vào thực hiện quá trình khám phá để xem cha cô có được ra đi thanh thản hay không. Cô ấy đã xung phong làm việc và nghiên cứu tại nhà an dưỡng cuối đời, tất cả nỗ lực chỉ để tìm ra một cái chết lý tưởng và những nguyên nhân về mặt xã hội lẫn y học nào đã khiến nó trở thành một hiện tượng hiếm gặp.
Tạm dịch: Chuẩn bị để chết: Những lời khuyên thiết thực và kiến thức tâm linh uyên thâm của Phật giáo Tây Tạng] của Andrew Holecek - Tôi đã đến nghe tiến sĩ Holecek thuyết giảng từ thời mới bắt đầu “Hành trình Đến Với Cái Chết" của mình. Tôi còn mua sách của ông ấy đọc và nghĩ: "Thánh thần thiên địa ơi, người đàn ông này đáng ra phải được lên tin tức mỗi ngày chứ!” Thế giới sẽ có sự thay đổi lớn nếu như người ta nghiền ngẫm về cái chết thay vì nghe những thứ như cách mang giày cao gót hay cách đánh phấn mắt. Dù thế nào đi nữa, đây là một cuộc sách vừa thực tế, vừa ấm áp, lại chân thật. Vấn đề duy nhất đó chính là tôi không theo đạo Phật. Tôi chỉ là một kẻ ngoại đạo luộm thuộm từ trong ra ngoài mà thôi. Một người cho rằng chết là... hết. Chết không dính dáng đến sự chuyển tiếp nào cả, không một thứ gì, chỉ là cơ thể tôi sẽ hóa thành những mảnh nhỏ của vì sao và được ném trả về vũ trụ mà thôi. Mỗi khi đọc sách tôn giáo, tôi cảm thấy cứ như mình là thành viên ngoài cuộc trong một câu lạc bộ không dành cho tôi vậy. Đó là lý do tại sao tôi muốn viết ra một cuốn sách dành cho những người như tôi. Một hướng dẫn thật hữu ích, dù bạn có là tín đồ Phật giáo hay không.
Ttạm dịch: Cân nhắc giữa sống và chết: Sự sụp đổ của các tư tưởng truyền thống của Peter Singer - Singer là một nhà triết học và điều đó được thể hiện rõ trong cuốn sách này. Ông ấy nhìn những sự việc có mối liên hệ bằng nhiều góc độ và nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đoạn mà tôi yêu thích trong tác phẩm là phần Điều Răn Cũ/Điều Răn Mới khi Singer phác thảo ra những hệ tư tưởng cho thế kỷ mới. Lấy một ví dụ, Điều Răn Cũ: Hãy đối xử với mọi sinh mệnh như nhau. Điều Răn Mới: Hãy biết rằng mỗi một sinh mệnh đơn giản là có một giá trị khác nhau. Ông ấy chân thành yêu cầu chúng ta đừng dùng nhận thức hay sự tương tác giữa tinh thần và thể chất để nhìn nhận cuộc sống. Ông ấy nói, lý do chủ yếu để lập ra những điều răn mới chỉ đơn giản là vì những điều răn cũ thật hết sức vớ vẩn.
Tạm dịch: Nói về cái chết không giết được bạn đâu của Virginia Morris – Một cuốn sách thần thánh vô cùng. Morris là nhà báo làm về chuyên mục sức khỏe và y học, cô ấy nói rất hay về cái giá đắt mà chúng ta phải trả khi không trò chuyện về cái chết. Tác phẩm này cổ vũ tất cả mọi người (kể cả những người đang trẻ trung và khỏe mạnh) hãy chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết. Và đúng thật, tôi phát hiện ra tán gẫu về cái chết thật sự không thể giết được ai cả.
Final Journeys: A Practical Guide for Bringing Care and Comfort at the End of Life [tạm dịch: Hành trình cuối: Hướng dẫn thiết thực để chăm sóc và đem lại sự thoải mái cho người bệnh vào giây phút cuối đời) của Maggie Callanan – Một cuốn sách thật sự tuyệt vời cho những vấn đề thực tế như thay ra trải giường, đón khách đến thăm, cho bệnh nhân ăn. Có vài cuốn sách về chủ đề này, nhưng đây là cuốn tôi yêu thích.
Coming Home: A Practical and Compassionate Guide to Caring for a Dying Loved One [tạm dịch: Trở về nhà: Một hướng dẫn thiết thực và đây yêu thương giúp bạn chăm sóc cho người thân sắp qua đời] của Deborah Duda – Về bản chất thì cuốn này cũng tương tự như cuốn ở trên. Nó là một hướng dẫn thực tế và hữu ích nhất dành cho những người đã hứa sẽ hỗ trợ ai đó qua đời tại nhà. Họ sẽ phải tự hỏi bản thân mình những câu như: “Tôi có tiêm thuốc cho người đó được không?" “Phải làm cách nào để họ không bị đau vì nằm quá lâu trên giường?” và một câu hỏi cơ bản nhất, đó là “Tôi có khả năng giúp người đó qua đời tại nhà hay không?" Toàn bộ đều là những vấn đề cần được cân nhắc thật nghiêm túc.
Từ địa ngục trở về của Joan Didion – Đây tiếp tục là một tác phẩm mà tôi thường sử dụng để giảng dạy trong lớp học, bởi vì giọng văn của tác giả rất chân thật và xuất sắc. Tác phẩm cho thấy một cái nhìn vừa thơ mộng nhưng cũng vừa sáng suốt về cái chết và đã được Joan viết sau cái chết đột ngột của chồng cô.
I Remember Nothing: And Other Reflections [tạm dịch: Mất trí nhớ: Và một số cảm nghĩ khác) của Nora Ephron – Tạ ơn Chúa bởi những góc nhìn vô cùng chân thật của tác giả trong tác phẩm này. Tôi cần phải cho nó vào danh sách vì tôi đã đọc qua rất nhiều cuốn sách nói về việc con cái khóc thương cha mẹ qua đời, tất nhiên là tôi hiểu cảm giác ấy! Nhưng có rất ít người thừa nhận là họ cũng cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng một phần nào đó. Thông qua các đoạn văn ngắn, những mảnh ký ức rời rạc, và những hình ảnh lặp đi lặp lại của những câu chuyện thần thoại và những câu chuyện hư cấu được nghe kể từ thuở ấu thơ, Ephron đã tái hiện được đầy đủ hình ảnh đáng mến của mẹ cô và mối quan hệ phức tạp giữa họ. Sau khi đọc xong tác phẩm tôi đã nghĩ: Thấy chứ, không nhất thiết là ai cũng phải tiếc thương cha mẹ mình. Nếu bạn cảm thấy nhẹ nhõm, đó cũng không phải là chuyện gì quá ghê gớm đâu.
All My Puny Sorrows [tạm dịch: Những nỗi buồn cỏn con] của Miriam Toews – Từng là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, tác phẩm kể về hai chị em gái rất thân thiết và yêu thương nhau nhưng rồi một người trong số họ muốn tự sát. Tác giả đã viết một câu chuyện rất hay và đặt ra cho người đọc một câu hỏi hóc búa. Chúng ta nên làm gì khi người mà ta yêu thương muốn chết?
Dying Well: Peace and Possibilities at the End of Life [tạm dịch: Cái chết lý tưởng: Sự bình yên và những triển vọng cho giây phút cuối đời] của Ira Byock – Cuốn sách này kể lại những câu chuyện của bệnh nhân. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng, cái chết cũng là một khoảnh khắc thích hợp để yêu thương và hàn gắn, và rằng có rất nhiều chuyện về mặt tình cảm có khả năng sẽ được giải quyết ổn thỏa vào giai đoạn cuối đời.
Stiff: The Curious Lives of Human Cadavers [tạm dịch: Tử thi: Sự hiếu kỳ về xác người] của Mary Roach – Với phong cách viết đặc trưng của tác giả, người đọc sẽ được chiêm nghiệm một cái nhìn sâu sắc và hài hước về thế giới tử thi.
What Happens When We Die: A Groundbreaking Study into the Nature of Life and Death [tạm dịch: Sau khi chết: Một nghiên cứu đột phá về bản chất của sự sống và cái chết] của Sam Parnia - Một tác phẩm mang đậm tính khoa học và y học nói về cảm giác lúc chết. Cá nhân tôi rất có hứng thú với khoa học, bao gồm cả những hình ảnh của não bộ. Thế nên tôi rất thích cách mà vị bác sĩ miêu tả những gì sẽ diễn ra với cơ thể chúng ta sau khi chết.
The American Way of Death [tạm dịch: Chết kiểu Mỹ] của Jessica Mitford - Đây là một cuốn kinh điển và nhờ nó mà có nhiều cuốn khác trong danh sách đã ra đời. Nó là một tác phẩm tiết lộ về thông lệ tổ chức đám tang tại Mỹ. Với ngòi bút miêu tả gây sốc (và chân thật!), tác giả đã cho chúng ta một sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận cái chết, chôn cất, và tiếc thương.
The Denial of Death [tạm dịch: Chối bỏ cái chết] của Ernest Becker – Tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1974 kể về "một lời nói dối chết người – sự phủ nhận của con người trước án tử của chính họ." Về bản chất thì đây là một cuốn sách mang tính học thuật và có tính lý luận cực kỳ cao. Nó cũng là một cái nhìn nghiêm túc hướng đến sự tồn tại của nhân loại cũng như cái chết của chúng ta.
Full Catastrophe Living: Using the Wisdom of Your Body and Mind to Face Stress, Pain, and Illness [tạm dịch: Sống trong thảm kịch: Đối mặt với căng thẳng, nỗi đau lẫn bệnh tật bằng trí khôn thể chất và tinh thần] của Jon Kabat-Zinn – Đây là cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi và giúp tôi chống chọi với cơn đau mạn tính. Như đã kể trước đó, tôi từng đến Trung tâm Shambhala tại Colorado để tham gia khóa học "Mindfulness-Based Stress Reduction” của ông ấy. Tuy cái tên của nó nghe khá kỳ lạ nhưng khóa học này cực kỳ hữu ích. Không diệt không sinh đừng sợ hãi của thiền sư Thích Nhất Hạnh (những cuốn còn lại của ông ấy đều hay tuyệt) – Hầu hết những lần bị hoảng sợ vào lúc nửa đêm vì nghĩ đến cái chết của mình, tôi sẽ chộp ngay lấy sách của Thích Nhất Hạnh để bình tâm lại. Ông ấy có khả năng diệu kỳ đến như vậy đấy.
Still Alice [tạm dịch: Vẫn là Alice] của Lisa Genova – Một trong số ít những cuốn sách hư cấu được liệt kê trong đây và được viết bởi một nhà thần kinh học. Cuốn sách được kể từ góc nhìn của một người phụ nữ tên Alice, một giảng viên dạy môn tâm lý học nhận thức bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Cũng giống như cuốn tiểu thuyết Stars Go Blue của tôi, điểm độc đáo của tác phẩm chính là nó được thuật lại từ góc nhìn của một người mắc bệnh. Nhờ vậy mà người đọc có thể phần nào hình dung cảm giác phải đối mặt với bệnh tật và những quyết định mà họ phải đưa ra. Bộ phim cùng tên được sản xuất dựa trên cuốn tiểu thuyết này cũng rất hay.
So Much for That [tạm dịch: Như thế là quá nhiều] của Lionel Shriver - Lại một cuốn tiểu thuyết có nội dung độc đáo với phần mở đầu của mỗi chương là một bảng báo cáo tài chính. Những báo cáo này thể hiện số tiền mà chúng ta phải tiêu tốn vào việc chữa trị và số tiền ấy cứ tăng dần lên, hết đợt điều trị này lại đến đợt điều trị khác. Đến cuối cùng, phải chăng số tiền ấy xứng đáng để chúng ta dùng đi du lịch, tận hưởng những ngày tháng cuối đời hơn là cho một quá trình chữa trị không hồi kết?
Final Exit: The Practicalities of Self-Deliverance and Assisted Suicide for the Dying [tạm dịch: Lối thoát cuối cùng: Sự thật về việc xưng tội và trợ từ cho người sắp chết] của Derek Humphry - Đây từng là tác phẩm bán chạy nhất vào giai đoạn lúc mới xuất bản năm 1991 mặc dù đã có nhiều tranh cãi xung quanh tác phẩm. Năm 1980, Humphry là nhà sáng lập chính của tổ chức Hemlock Society và tại đây ông ấy đã vạch ra những phương pháp cụ thể để con người tự kết liễu chính mình, bao gồm những danh sách rất chi tiết về các loại thuốc kèm theo liều lượng chính xác.
The Mansion of Happiness: A History of Life and Death [tạm dịch: Lâu đài hạnh phúc: Lịch sử về sự sống và cái chết] của Jill Lepore – Một tác phẩm lịch sử nói về quan điểm của người Mỹ đối với sự sống và cái chết cũng như tầm ảnh hưởng của nó về mặt chính trị và tư tưởng.