Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
|Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
Tiếp theo đây sẽ là một khóa học cấp tốc về nghệ thuật từ giã cõi đời. Mục đích của nó là để nhanh chóng đưa ra cho bạn những lời khuyên thiết thực cũng như chia nhỏ chủ đề chết chóc này thành những phần dễ xử lý hơn. Đây là một danh sách gồm các ý tưởng có thể giúp bạn này ra thêm những ý tưởng khác, đồng thời dành cho bạn vài chỗ để tốc ký (trước khi nỗi sợ hoặc tư duy phản biện giành được quyền làm chủ tâm trí bạn). Không phải suy nghĩ quá phức tạp đâu, chỉ cần tập làm quen với ý nghĩ về cái chết của chính mình là được.
Thường tôi không tin những người bảo rằng họ không sợ chết, chỉ là tôi cảm thấy không đồng tình với họ. Đạo diễn Woody Allen từng nói, “Tôi đâu có sợ chết, tôi không muốn có mặt lúc nó diễn ra thôi.” Ông ấy nói đúng, dù cho họ có nói gì đi nữa thì cũng có rất ít người thật sự muốn chết. Và không chỉ không muốn chết, chỉ cần nghĩ đến cái chết thôi cũng đủ khiến cho chúng ta cảm thấy hoang mang và bất lực rồi. Cũng chẳng ai muốn có mặt vào thời điểm cái chết diễn ra đâu.
Thế nhưng đó là điều bắt buộc, bởi vì cái chết sẽ xảy ra. Và khi nó xảy ra, có thể chúng ta sẽ được yêu cầu phải đưa ra lựa chọn về các phương thức điều trị và chăm sóc: Có thể chúng ta phải quyết định xem mình muốn đi thêm bao lâu nữa và khi nào thì dừng lại, bằng cách nào đó chúng ta phải đối mặt với ý nghĩ rằng mình sẽ không tồn tại nữa, và chúng ta cũng sẽ có những nỗi lo rất thực tế.
Vì vậy, hãy thực hiện ngay đi! Tôi chân thành khuyên bạn hãy suy nghĩ về những vấn đề này ngay bây giờ, dù bạn hoàn toàn khỏe mạnh hay vừa bị chẩn đoán mắc bệnh, dù bạn đang ở bất kỳ giai đoạn nào trong chuyến hành trình của mình cũng vậy. Đừng gác qua một bên và đợi đến khi mọi chuyện tồi tệ hơn. Đừng suy nghĩ rằng “Ừm, tôi sẽ thực hiện khi thật sự cần thiết", bởi vì đến thời điểm đó thì bạn gần như đã bị khủng hoảng rồi, và sẽ rất khó khăn để suy nghĩ được gì nữa. Một khi nhận chẩn đoán hay bị bệnh, hầu hết chúng ta đều bận đối mặt với hung tin. Lúc này chúng ta sẽ bị choáng váng, chúng ta không tin và thậm chí là khước từ sự thật và tất cả những việc trên sẽ bóp méo khả năng tập trung của chúng ta. Lý tưởng nhất là chúng ta bắt đầu thực hiện trước khi căn bệnh xảy đến. Chúng ta phải bắt đầu ngay ngày hôm nay, chúng ta phải nỗ lực để chấp nhận kết cục của mình. Và tôi xin hứa, nếu bạn thử áp dụng danh sách bên dưới, bạn sẽ hình dung rõ ràng hơn về phương pháp để trút hơi thở cuối cùng. Xuyên suốt cuốn sách còn có nhiều bài tập khác, nhưng đây là phần cơ bản nhất, là bài tập phải làm, cũng là chỉ dẫn để chúng ta đi đúng đường.
Chân ngôn trước lúc chết là một cụm từ hoặc hình ảnh cuối cùng mà bạn muốn nghĩ đến hoặc muốn nhìn thấy. Đó là một cụm từ hoặc hình ảnh đem đến cho bạn cảm giác thoải mái mà bạn muốn được trải nghiệm vào giây phút cuối cùng. Nói thẳng ra là, bạn muốn ý nghĩ sau cùng của bạn trước khi chết là gì? Và bạn muốn hình ảnh sau cùng trong tâm trí của bạn trước khi chết là gì?
Suy nghĩ này rất có khả năng sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng ít ra thì hiện giờ bạn cũng đã nghĩ ra một câu chân ngôn trước lúc chết. Bạn sẽ có được một ví dụ cơ bản để dựa vào đó mà cải tiến câu chân ngôn của mình trong suốt quá trình trưởng thành và thay đổi sau này. Có thể bạn sẽ nghĩ về đường cong trên nụ cười của con gái bạn hay hình dạng của ngọn núi vào kỳ nghỉ hè năm ấy, những từ như "thanh thản" hay "yên nghỉ” cũng được (thay vì “Ôi, tiêu rồi!").
Bước tiếp theo: Hãy lẩm nhẩm những từ này và nghĩ về hình ảnh ấy thường xuyên để khi đến lúc cần dùng bạn sẽ tự nhiên nhớ ra nó. Hãy dành thời gian để thực hiện bước này. Tôi có đề cập trước đó rằng tôi rất ghét đi máy bay. Vì vậy, mỗi lần bước lên đó tôi lập tức lặp đi lặp lại câu chân ngôn trước lúc chết của mình: “Yêu thương và bình yên. Những ngọn núi và màu xanh. Những cuốn sách và dòng sông. Ra đi thanh thản nhé." Tôi còn đọc thuộc lòng tên hai đứa con của mình hết lần này đến lần khác. Đôi khi, tôi lại thêm một chút vào chân ngôn: "Hãy nghĩ về cảm xúc của con tim vào một ngày hè nắng nóng, hãy nghĩ về mùi hương của những trái táo.” Và cứ thế. Bạn hiểu ý tôi phải không, câu chân ngôn này không có nghĩa là đã bao gồm tất cả mọi thứ tôi thích hay tất cả những người mà tôi yêu mến. Nó chắc chắn chỉ là một danh sách ngắn gọn và đơn giản về những tình yêu lớn trong cuộc đời và những gì khiến tôi cảm thấy vui vẻ nhất.
Lẽ dĩ nhiên, lợi ích của câu chân ngôn này chính là bạn luôn có sẵn một câu nói để xoa dịu tâm hồn trước lúc chết. Có một chiếc xe đang lao về phía bạn? Hãy đọc chân ngôn. Phải truyền hóa chất để chữa bệnh? Hãy đọc chân ngôn. Hơi thở ngày càng khó nhọc? Hãy đọc chân ngôn. Tôi đoán là nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác rất đỗi yên bình vào lúc bạn cần nhất.
Một người bạn của tôi đã tập đọc chân ngôn mỗi khi cô ấy nhìn thấy xác của động vật chết do bị xe tông trúng; nó nhắc cho cô phải tôn kính sự sống của con vật ấy và của cả chính cô nữa. Một người bạn khác thì viết chân ngôn ra giấy và bỏ trong tủ để mỗi khi cô ấy mở ra lấy vớ mang vào buổi sáng, cô ấy sẽ ghi nhớ rằng phải trân trọng cuộc sống của mình.
Nhân tiện, có một người bạn theo đạo Phật đã kể với tôi rằng, khi nghĩ đến cái chết thì câu nói nằm lòng phổ biến nhất của cô chính là "Om Mani Padme Hum", câu chân ngôn này không dễ gì dịch sang tiếng Anh (tuy nhiên, ý nghĩa của nó có nói gì đó về hoa sen và ngọc quý) nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng. Quan trọng là bạn sẽ cảm nhận rõ rệt việc sở hữu bên cạnh một cụm từ mang ý nghĩa “bình yên và thương xót vào lúc bạn sắp ra đi với ý nghĩ là tâm tư, tinh thần và cơ thể tội lỗi của bạn sẽ được thanh tẩy vào giây phút quyết định ấy. Như vậy, nếu bạn cảm thấy cụm từ nào có ý nghĩa đối với bạn, hãy sử dụng nó làm chân ngôn trước lúc chết. Còn nếu không thì bạn hãy nghĩ ra một câu nào ngắn và dễ nhớ có khả năng làm bạn tỉnh thức, giúp bạn nhớ về khoảnh khắc khiến bạn cảm thấy mình tồn tại và tự hào nhất, giúp bạn nhớ về những hình ảnh mang lại cho bạn cảm giác thanh thản và dễ chịu nhất.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đây là một chi tiết cơ bản, nhưng có rất ít người từng suy nghĩ qua một cái chết “lý tưởng” đối với họ là chết như thế nào. Cũng không sao, đó là lý do tại sao chúng ta có phần này.
Vậy, một cái chết lý tưởng sẽ trông như thế nào? Hầu hết mọi người muốn được ra đi trong thanh thản. Phải chết nhanh, nhưng cũng đừng nhanh quá. Có nhiều người thân ở bên cạnh, nhưng bầu không khí lúc ấy phải yên bình và tĩnh lặng. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau tùy thuộc vào niềm tin của bạn, nhưng dưới đây là một số ý tưởng:
Danh sách phía trên trông có vẻ khá cơ bản. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta thậm chí còn không làm được những điều cơ bản ấy nữa (đôi lúc cũng không thể trách được). Tuy rằng rất khó để lưu lại những dữ kiện liên quan đến nỗi sợ (có vẻ là không dễ gì đi khảo sát ý kiến người khác và hỏi về mối quan hệ giữa họ và sự bình yên vào giây phút họ sắp chết), chúng ta có thể dựa vào số liệu thống kê thực tế. Và một sự thật đáng buồn là có đến 20% số người phải qua đời tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong bệnh viện. Nói cách khác, cứ năm người thì có một người phải chết tại nơi đáng sợ, ồn ào, một nơi không có “cảm giác" của ngôi nhà. Và cho dù có sự hỗ trợ của thuốc men đi nữa, hoặc cũng có thể nguyên nhân là vì nó, một số người còn cảm thấy đau đớn hơn so với những gì họ đáng phải chịu đựng khi chết. Thật vậy, ước tính có 20% bệnh nhân tại nhà an dưỡng vẫn chết một cách đau đớn và không được thoải mái. Một số trong đó có liên quan đến cái mà người ta hay gọi là “lạm dụng thuốc", ví dụ như lựa chọn phương pháp hóa trị dù cho cơ hội sống sót còn rất thấp.
Tuy nhiên, có lúc cái chết “chưa được lý tưởng” xảy ra bởi vì chúng ta chưa chuẩn bị (hay nói với bất cứ ai) về cái chết mà mình mong muốn. Việc chuẩn bị một điều gì đó mà mình không biết rõ chắc chắn là rất khó. Chúng ta không biết mình sẽ chết như thế nào, khi nào chết và nguyên nhân chết là bởi vì sao. Nhưng ít nhất thì chúng ta cũng có thể nghĩ ra một viễn cảnh lý tưởng để đưa đường dẫn lối cho chính mình. Danh sách đầu tiên ở bên dưới sẽ hỗ trợ bạn viết xuống những thông tin cơ bản nhất. Dù sao thì mỗi một người trong chúng ta rồi sẽ đối mặt với tử thần theo một cách khác nhau. Điều ấy tùy thuộc vào gia cảnh, văn hóa, bệnh tật, tiềm lực và các mối quan hệ. Vậy nên...
Nói một cách đơn giản nhất: Theo bạn, cái chết lý tưởng là một cái chết như thế nào? Đây là một vài câu hỏi mà bạn cần cân nhắc:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Còn một chủ đề nữa cần phải nghĩ qua, đó chính là: Vai trò của dược phẩm trong đời sống bạn. Bởi vì nhiều cái chết gần như sẽ dính dáng đến thuốc thang và bác sĩ. Hiện nay, với nhiều loại thuốc mới, con người đã bớt đau đớn hơn trước kia và đó là một điều đáng mừng. Hoan hô morphine! Tuy nhiên, xét về phương diện nào đó, tôi vẫn cho rằng mọi người thường ra đi một cách đau đón hơn so với những gì họ đáng phải chịu đựng. Khi ấy chúng ta kéo dài tuổi thọ chỉ để... chưa chết thôi. Lấy một ví dụ: Nhiều người trong số chúng ta muốn được ra đi thanh thản tại nhà. Nhưng dù sở hữu một tư tưởng đúng đắn là vậy, thường mọi người vẫn đồng ý làm phẫu thuật và dựa vào sự can thiệp của các y bác sĩ vào giây phút cuối cùng nhất bởi vì, vâng, chúng ta sợ chết, hoặc những người xung quanh chúng ta vẫn đang bối rối chưa biết phải làm gì. Việc đơn giản nhất có thể làm lúc đó là gọi 911. Thời điểm ấy thật vô cùng khó khăn. Chúng ta sẽ tiếp xúc với vô vàn thiết bị y tế lẫn công nghệ. Nhưng phải chăng chúng ta vẫn chưa học được một điều, là khi nào mới là lúc thích hợp để sử dụng những thiết bị tối tân ấy. Đây là một câu hỏi nghiêm túc dành cho bạn: Bạn muốn được sống thêm một tuần nữa, nhưng phải sống bằng máy móc trong bệnh viện, hay là qua đời sớm hơn một chút, nhưng được qua đời tại nhà? Mặc dù cuốn On Death and Dying được viết vào những năm 1960 nhưng tác giả Elisabeth Kübler-Ross đã phản ánh chính xác vấn đề này trong tác phẩm nổi tiếng của cô: “Có rất nhiều lý do khiến việc bình thản đối mặt với tử thần không được như mong đợi. Một trong các thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay đó là cái chết đang ngày càng trở nên khủng khiếp hơn theo nhiều cách khác nhau. Cô đơn hơn, máy móc hơn, và mất nhân tính hơn."
Đừng để việc ấy xảy ra với bạn! Hãy chủ động đối với những thứ bạn mong muốn bởi vì gần như bạn sẽ gặp phải những áp lực đó sau này.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giờ bạn đã có những điểm cốt yếu ở trong đầu, đã đến lúc lùi lại và quan sát những gì chúng ta được học (và không được học) về văn hóa từ trước đến giờ, yên lặng và suy nghĩ xem một cái chết lý tưởng nhất có thể dành cho bạn sẽ như thế nào. Có thể bạn muốn chết khi đang chơi nhảy dù chăng, hay lúc chết bạn muốn mình đang nằm trên bãi biển, hay đang nằm trên chiếc giường cũ kỹ, xập xệ của mình cùng với chú mèo cưng và nghe nhạc Mozart. Tất cả đều được. Hơn nữa, bạn đã bao giờ chứng kiến một cái chết lý tưởng chưa, một cái chết có thể soi rọi cho hành trang của bạn? Bạn thích điểm gì ở nó? Và bạn không thích điểm gì ở những cái chết “không được lý tưởng" mà bạn từng thấy qua? Một cái chết lý tưởng, trước nhất, phải là một cái chết đúng như bạn đã khẳng định và bạn sẽ được như ý nguyện ở mức độ tối đa.