Tư vấn mệnh lý

Quỷ Cốc Tử và bí ẩn của tướng số: Tâm hay tướng, đâu mới là yếu tố quyết định vận mệnh?

Biện luận về tướng thuật của Quỷ Cốc Tử

Tướng sỹ cao minh: Nhìn người phải quan sát tâm

Vì đạo lý cơ bản trong cách xem tướng mặt vốn vô hình, cho nên dựa vào tướng mặt cũng không nên quá dập khuôn mà cần có sự thông biến phù hợp. Mỗi người đều có một hình tướng cụ thể, nhưng lại chịu sự chế ước vô hình của quy luật tự nhiên. Tướng thuật tuy là tuân theo một quy định nhất định nhưng nếu quá câu nệ vào đó, ngược lại sẽ chẳng thể đưa ra được kết luận đúng đắn.

Thành Hòa Tử cho rằng: Hình tướng của người được sinh ra từ hình tướng của trời đất, cũng tức là nói, người vốn là không có hình tướng, nhưng các loài chim bay thú chạy được sinh ra trong trời đất lại có các loại hình tướng, chính là dựa trên nền tảng này loài người mới có được hình tướng của riêng mình. Vậy làm sao trong các loại hình tướng có thể phân biệt được đâu là hình tướng tốt? Và làm sao có thể thay đổi để tướng mệnh trở nên tốt được? Từ sự thể hiện ra một hình tướng cụ thể, lại không tuân theo một phép tắc cụ thể nào mà thông qua hình tướng bên ngoài cùng giọng nói để quan sát những thứ bên trong nội tâm con người, từ đó tiến hành luận đoán tốt xấu, cát hung. Như thế mới là phương pháp tốt nhất, người dựa vào cách xem tướng thuật này mới là thầy tướng giỏi. Trong Phong giám có chép: Không chỉ dựa vào hình mạo thể hiện ra bên ngoài của con người để luận đoán tốt xấu mới là người tưởng sỹ giỏi, cũng chính là nói ý này.

Trong Bí quyết chép: Chỉ dựa vào hình mạo bên ngoài của một người để luận đoán tốt xấu của người đó, giống như Tử Vũ nhìn nhầm người, hay chỉ dựa vào cách nói năng để mà đoán định tốt xấu của một người tựa như Tề Dư nhìn nhầm người. Đạo trời tuy có thể sinh ra được hình tướng nhưng ngược lại không thể nói là hình tướng lại sinh ra đạo trời. Vì thế chỉ có thể hiểu được thiên đạo mới là tiêu chuẩn để phân biệt được điểm tốt xấu trong hình tướng của con người. Cho nên hình tướng vốn không gì có thể quyết định được, tất cả đều phải noi theo vòng thiên đạo. Chỉ khi hiểu rõ việc này mới có thể hiểu được đến cùng lẽ cao siêu trong tướng thuật.

Tướng sỹ bình thường: Đoán người chỉ nhìn vẻ ngoài

Đã định ra phép tắc làm căn cứ và tiến hành phỏng đoán nhưng lại không biết vận dụng một cách linh hoạt, như thế cách mà các nhà tướng thuật lựa chọn cũng chỉ là cách làm bình thường.

Học những quy tắc đã được định ra trong tướng thuật của cổ nhân, tuân theo một cách nghiêm chỉnh những điều đó thì đó cũng chỉ là cách xem của một thầy tướng bình thường.

Thái Xung Tử chỉ ra rằng: Học tập những quy tắc trong việc xem tướng của cổ nhân có thể lĩnh hội được bản ý ở trong đó mà quên đi những quy định cụ thể. Nếu có thể đạt đến được trình độ như thế thì chẳng phải lo lắng gì về việc đoán định sau này.

Trần Đỗ Nam cho rằng: Các thuật sỹ khi xem tướng mặt, phỏng đoán hình tướng, suy đoán xương cốt, sau đó dựa vào vẻ bên ngoài để làm căn cứ mà suy đoán vận số tốt xấu của một người. Trên thực tế, tướng sĩ mà có hình tướng rất siêu việt chỉ có thể gọi họ là thần tiên hạ phàm.

Trong Bí quyết chép: Bá Nhạc vào thời Xuân thu rất giỏi xem tướng ngựa. Tần Mục Công than rằng: Ngoài Bá Nhạc ra, chẳng còn ai biết xem tướng ngựa nữa. Nói như thế, Bá Nhạc cũng không hài lòng. Ông ta có chỉ ra có Cửu Cao cũng hiểu về tướng ngựa, vì thế Tần Mục Công bèn lệnh cho Cửu Cao tìm con thiên lý mã trong nước. Mấy tháng sau, Cửu Cao quả nhiên tìm được thiên lý mã, rồi có miêu tả lại hình dáng tướng mạo của nó. Nhưng khi Tần Mục Công nhìn thấy con ngựa này thì phát hiện, trên thực tế hình tướng con ngựa này với hình tướng mà Cửu Cao miêu tả là khác nhau. Vì thế, Tần Mục Công tức giận nói: Cửu Cao không hiểu gì về màu lông cũng như tính chất của ngựa, tại sao có thể phán đoán được đó là con thiên lý mã hay không? Bá Nhạc nói: Đều là cách xem tướng ngựa của Cửu Cao, tinh hoa ở bên trong nhưng nhìn lướt qua có vẻ thô xấu, thấy được bản chất bên trong thông qua hình tướng bên ngoài, đó mới là người nắm được thiên cơ xem tướng ngựa. Quả nhiên qua một thời gian thử nghiệm, con ngựa mà Cửu Cao tìm được đúng là con ngựa tốt. Như vậy, đạo lý ẩn tàng trong việc xem tướng mặt và xem tướng ngựa là như nhau. Người học tập xem tướng mặt có thể lĩnh hội phương pháp của Cửu Cao để đạt đến được cảnh giới xuất thần nhập hóa.

Tâm chính: Gốc của tướng mệnh

Gốc của sự tốt xấu trong số mệnh là sự tốt xấu trong tâm.

Tâm là chủ tể của thân, tướng mặt không thể vượt qua được tâm.

Trong Thánh phàm luận có viết: Chủ tể của thân là tâm, do vậy khi xem ngũ hình của thân trước hết phải xem tâm. Trong Ma Y tướng pháp có nói: Không xem tướng mạo đầu tiên mà phải xem tâm trước hết. Đó là nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tâm.

Trong Bí quyết chỉ ra: Chủ soái của thân là tâm. Tâm chính thì hình tướng sẽ ngay thẳng. Nếu có vị trí nào mà hình tướng chưa được hài hòa cũng không là vấn đề. Tựa như Phục Hy có thân hình tựa rắn, Thần Nông có đầu tựa đầu trâu, tuy tướng mạo quái dị nhưng họ lại có tâm tạo phúc cho muôn dân, do vậy cuối cùng cũng trở thành bậc thánh đế minh quân thời Tam đại. Những ví dụ này là minh chứng rất rõ ràng.

Người: Tâm địa tốt xấu được phản ánh qua vẻ bề ngoài

Sự tốt xấu trong tâm địa khi có thời cơ cụ thể sẽ được thể hiện ra bên ngoài.

Trên núi đá có ẩn chứa ngọc quý tất sẽ phát huy ánh sáng rạng rỡ, cũng giống như hạt minh châu quý giá được ẩn tàng trong con người.

Trong Linh đài kinh chỉ ra rằng: Cái bao bên ngoài đó là hình tướng của xương thịt. Khi xem tướng mặt các vị tướng sĩ cần nhìn xuyên qua vẻ bề ngoài đó để thấy được những thứ chân thực ẩn chứa bên trong con người. Trửu hậu kinh chỉ ra: Con người ngoài tâm tính ta không có thứ gì khác. Hình tướng chẳng qua chỉ là lớp da bên ngoài của tâm tính mà thôi. Trong Bần nữ tâm kinh có viết: Lông mày của vua Nghiêu hình chữ “bát” (), mắt của vua Thuấn có 2 đồng tử, bên trong có ẩn tàng đức độ của bậc thánh nhân mà bên ngoài lại lộ ra vẻ kỳ quái. Do vậy có thể thấy, đức bên trong là sự chứng nghiệm của hình thể bên ngoài.

Trong Bí quyết nói: Trong mệnh tướng chia ra nội tại và ngoại tại. Trong đó, dễ nhìn thấy được là những thứ lộ ra bên ngoài mà khó thấy được là những thứ ẩn giấu bên trong, ở đây đều dựa vào nhân lực và năng lực tư duy của người xem.

Có người không chỉ có đức độ bên trong mà còn được thể hiện ra cả hình tướng bên ngoài, có người chỉ có hình tướng bên ngoài mà không có đức hạnh ở bên trong nội tâm. Ví như Thành Thang, Tào Giao cao 9 thước, Tào Giao cũng có tướng này. Khổng Tử có mắt dài tựa sông, mắt của Dương Hổ cũng có tướng này. Một người sau này trở thành thánh nhân, còn người kia lại trở thành tên cuồng bạo. Có thể thấy đức hạnh bên trong có sự khác biệt rất lớn, các thuật sỹ cần phải phân biệt rõ ràng điểm này.

Tướng mặt: Thông qua hình mạo để xem tâm địa

Khi xem tướng mặt, các vị tướng sĩ cần thông qua hình tướng cụ thể để quan sát bản chất vô hình bên trong.

"Không không động động bản lai chân”, tức là từ trong gương nhìn thấy được hình ảnh gọi là “không không”, mà không có hình thể chân thực gọi là “động động".

 Trong Tâm kinh có nói: Không bên trong nội tại có thể thông qua sắc mà được biểu hiện ra bên ngoài, cũng chính là nói, sắc ở bên ngoài là sự biểu hiện không ở bên trong. Trong Thông tiên lục cũng có nói về ý như thế. Đạo giả Bạch Các nói: Xương thịt là thứ được thể hiện ra bên ngoài hình tướng, chỉ có không động vô hình thì bản chất bên trong mới có thể được thể hiện ra bên ngoài.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng: Máu thịt trong cơ thể chính là nhờ sự hóa khí của trời cao biến hóa mà sinh thành, mà tính của con người trước đó đã được hình thành. Chỉ có hiểu được bản chất bên trong con người mới có thể hiểu đúng được hình tướng thể cách của người đó. Đạo lý đó chỉ có các bậc thầy xem tướng siêu phàm mới có thể hiểu được, còn những thầy tướng bình thường đều không thể nói trực tiếp với họ được.

Tướng tâm: Thực hư khó suy đoán

Nội tại và ngoại tại, hiện tượng và bản chất, chân thực và giả dối khiến cho con người thật khó suy đoán. Ví như, người ở vẻ ngoài có hình tướng tốt nhưng nội tại bên trong lại xấu; có người vẻ bên ngoài không tốt nhưng nội tại bên trong lại tốt đẹp.

Trong Thần sư cơ có nói: Hình tướng không chỉ là thứ ở bên ngoài mà còn có cả những thứ ở bên trong. Trong đó những thứ ở bên trong được sinh ra ở trong tâm, thông qua khí sắc của cơ thể mà thể hiện ra bên ngoài, còn những thứ ở bên ngoài là tốt hay không tốt, là những thứ tựa như có thể tin được mà cũng chẳng thể tin được.

Trong Bí quyết chép: Trước đây có người nói xấu Trần Bình trước mặt Hán Cao Tổ: Trần Bình có dáng vẻ rất tú lệ, tựa như ngọc lụa nhưng nội tâm bên trong không biết có đẹp như thế. Dựa vào đây có thể biết được chỉ dựa vào tướng mặt rất khó để đoán định được tốt xấu của một người.

Tâm và hình: Quan hệ của 2 vấn đề này là bí quyết để xem tướng

Rõ ràng sau khi hiểu được mối quan hệ trong hình tướng nội tại và ngoại tại thì có thể hiểu được điểm mấu chốt khi xem tướng mặt.

Thái Xung Tử cho rằng, thông qua tâm của một người có thể biết được bản chất bên trong của người đó, sau khi hiểu được điều này mới có thể nắm được hình tướng bên ngoài.

Bí quyết chỉ ra rằng, Thiệu Tử từng có thơ: Nhờ có trăng sáng chiếu hang sâu mới rõ được vật, nhờ núi cao khởi nguồn nên mới biết được người. Ý của câu thơ này với đoạn trên là giống nhau. Các thuật sỹ mà không hiểu được sự uyên áo của nội tại bên trong thì làm sao có thể thông qua hình tướng bên ngoài mà hiểu được người rồi hiểu chính bản thân mình?

Tướng thuật: Dùng để đoán định họa phúc, cát hung

Liễu Trang cho rằng: Thuật xem tướng mặt được bắt đầu từ Thúc Phục thời Đông Chu, ông tựa như có thể nhìn được nơi u tối nhất bên trong con người, từ đó đoán định hình tướng và có những điềm báo về họa phúc cát hung trong số mệnh của họ.

Bí quyết chỉ ra: Tướng thuật của Thúc Phục rất linh nghiệm, vì thế ông rất nổi tiếng vào triều Chu. Sau Thúc Phục có các tướng sĩ nổi tiếng như Tử Khanh, Đường Cử.

Tướng thuật của Quách Lâm Tông

Ngũ hành: Thích hợp đầy đặn, kỵ thiên lệch

Ngũ hành là chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành.

Trần Đồ Nam chỉ ra rằng: Trời 1 sinh Thủy, đại diện cho thận của người, 2 quả thận được thông với 2 tai, lại đại diện cho xương cốt và răng của cơ thể con người. Đất 2 sinh Hỏa, đại diện cho trái tim của con người, trái tim được thông với lưỡi, lại đại diện cho lông tóc và khí huyết của con người. Trời 3 sinh Mộc, đại diện cho gan, mà gan lại thông với 2 mắt, lại đại diện cho các gân mô thớ thịt của con người. Đất 4 sinh Kim, đại diện cho phổi của người, mà phổi lại được thông với mũi, đại diện cho da và hơi thở của người. Trời 5 sinh Thổ, đại diện cho lá lách của người, mà lá lách lại được thông với môi, lại đại diện cho sắc thịt của người.

Tống Tề Khưu cho rằng: Ngũ hành đại diện cho các bộ vị khác nhau trên cơ thể con người, đều có lộc nuôi dưỡng cả, vì thế nên dày dặn, đầy đặn mà không nên nghiêng lệch.

Trong Bí quyết cho rằng: Trong bộ vị Ngũ hành của cơ thể con người, Thủy Hỏa trong Ngũ hành là quan trọng nhất. Bởi Thủy đại diện cho thận của con người, mà thận Thủy được thịnh vượng sẽ có tác dụng tưới nhuần đến gan; gan được thận Thủy nuôi dưỡng lại có thể phụ giúp cho tim; tim được sự phù trợ của gân lại giúp cho lá lách; lá lách nhận được sự giúp đỡ của trái tim lại giúp cho phổi. Do đó có thể thấy, bản nguyên tác dụng của thận Thủy khiến cho ngũ tạng được vận động không ngừng nghỉ.

Tín: Đứng đầu ngũ đức, không có tín thì không có phúc

Trong Ngũ hành còn có sự ẩn tàng của ngũ đức và lục phủ ngũ tạng.

Ngũ đức là chỉ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Ngũ tạng là chỉ tim, gan, lá lách, phổi và thận.

Trong Nguyên thần lục có chỉ ra rằng: Mộc ứng với Thiên can là Giáp, phương đại diện là phương Đông, ứng với ngũ đức là nhân. Kim ứng với Thiên can là Canh, phương đại diện là phương Tây, ứng với ngũ đức là nghĩa. Hỏa ứng với Thiên can là Bính, phương đại diện là phương Nam, ứng với ngũ đức là lễ. Thổ ứng với Thiên can là Nhâm, phương đại diện là phương Bắc, ứng với ngũ đức là trí. Thủy ứng với Thiên can là Mậu, phương đại diện là trung tâm; ứng với ngũ đức là tín. Đây là Ngũ hành được ẩn tàng trong phủ tạng.

Bí quyết chỉ ra rằng: Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đại diện cho ngũ tạng là gan, tim, lá lách, phổi, thận đến ngũ đức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong đó vị trí của tín là quan trọng nhất. Trong tướng thuật mà có tín là người được hưởng cả phúc lộc thọ. Nếu một người không có tín e rằng vận mệnh sẽ chẳng thể thuận thông.