Phong thủy dương trạch

Kiến tạo không gian sống lý tưởng: Hướng dẫn chi tiết về phong thủy nhà ở

Những Kiểu Nhà Và Vật Cảnh Có Ảnh Hưởng

Nơi bài này , ngoài các kiểu nhà tốt xấu được chỉ dẫn nơi sách, còn có thêm góp nhặt hiểu biết của người Á Đông từ ngàn xưa đã kinh nghiệm chắc chắn, chúng ta rất nên chú ý.

Nói về bếp: Chẳng nên đặt miệng lò bếp hướng về buồng tắm, cầu tiêu, chuồng nuôi lục súc. Trang thờ thần Táo cũng vậy.

Buồng tắm, cầu tiêu, lục súc nên đặt tại cung thừa du niên để trấn áp hung khí.

Sách bảo: chớ chụm củi dơ bẩn hoặc lấy guốc chẻ củi chụm sẽ bay lên mùi uế trược. Chớ lấy đũa hay củi gõ lên bếp, lò, cà ràng, bởi làm như vậy sẽ vô lễ. Nên biết mùi uế trược và vô lễ, dù con người hay thánh thần cũng không ưng chịu.

Như nhà có mở cửa sau thì cũng nên mở tại cung thừa du niên, vì cửa sau là cửa đi ra. Đi ra thì phải cho ra cái xấu. Nếu mở cung thừa kiết du niên là nó đem bớt cái tốt của mình. Cửa hông cũng như cửa sau. Trái lại, Cửa cái là cửa tử bước vào nhà, vào nhà thì phải cho vào cái tốt. Vì vậy cửa cái phải đặt tại cung thừa du niên. Đó là cái lý đương nhiên phải cho vào cái tốt mà cho ra cái xấu. Tuy nhiên nếu cửa sau hay cửa hông đặt tại cung tốt thì chỉ bớt tốt chứ không có tai hại chi.

Như hai bên hông mà có chừa đất rộng, và như muốn làm đường đi thì phải lamg bên hông tay phải còn bên hông tay trái nên trồng cây nuôi kiểng. Bởi sách địa lý có nói: Tà Thanh long, hữu Bạch Hổ. Thanh Long thuộc Mộc nên trồng cây bên tả, còn Bạch Hổ thuộc Kim chủ sự đạo lộ nên phải làm đường đi bên hữu. Phải đứng trong nhà ngó ra cửa cái mà quyết định tả hữu.

Nhà gần đường lộ thì trổ cửa cái ra lộ, gần sông thì trổ cửa cái ra sông, gần núi thì mé sau nhà, tức là mặt hâu nhà phải tựa vào núi. (Dựa vào núi để ngó về hướng núi)

Mồ mả ở trước nhà rất tốt rất thịnh vượng thứ nhất cho hàng chức tước. Trái lại, mồ mả ở sau nhà là tán gia bại sản.

Đường mương, ao, hố, rãnh nước, đường nước chặn ngang trước nhà hay ở trù phòng (nhà bếp) là tối kỵ, khiến suy sụp, bang hoại. Nhà ở khiến cho chủ nhà: nhân khẩu thất bại, quan thự khiến cho nhân dân trong vùng cùng khổ, am tự khiến cho suy đồi, về đạo đồ phản phúc, hang xưởng khiến cho cơ nghiệp tiêu tan..

Nhà cất bên cạnh chùa, am, miếu có bên tốt bên xấu. Nhà bên cạnh phải hiền lương đạo đức và thịnh vượng. Nhà bên cạnh trái thì không thuận lý ắt phải suy vi và hay làm việc trái đạo. Lấy hai chữ phải và trái mà luận cũng y như cái lý như vậy:phải là phải thế phải đạo, trái là rái thế trái đạo. Trong chùa có ông thiện và ông ác đứng hai bên là như vậy.

Mặt tiền nhà chớ nên đối diện với cửa chùa, am, miếu, đền thần. Cũng chẳng nên đối diện với hình tượng lộ thiên (dựng ngoài trời) như tượng thần thánh, bồ tát…

Nhà cất nhằm phương hướng có đường lộ hay đường hẻm chĩa ngay vào mặt tiền nhà mình, dù có con đường hay con sông chắn ngang cũng vậy, là nhà không thịnh phát được, sự ăn mặc lúc đủ lúc thiếu không chừng, vận mệnh gian truân.

Đối diện nhà mình, thấy có đòn dông của nhà khác đâm chỉa vào mặt tiền nhà của mình, dù có con đường hay con sông chắn ngang cũng phải suy luận, thiếu thốn, dù có tiền cũng không giữ được, lắm khi bệnh tình pháp nhiễu nhương. Đòn dông hay con lương cũng vậy. Ở thôn quê tường cất nhà theo kiểu bánh ít mới có con lương, đòn dông. Còn ở thành thị đa số là nhà nóc bằng nên không có đòn dông, con lươn.

Nhà chẳng nên đặt Cửa cái nhằm một khoảng gồm hai cung, nghĩa là phân nửa cửa thuộc về cung bên này và phân nửa thuộc về cung kia. Nhà có cửa hai cung tất phải hỗn loạn, sự việc bất nhất, mưu động nghi nạn. Nếu hai cung này đồng thuộc Tây tứ cung hay đồng thuộc Đông tứ cung thì ít hại, vì dù sao hai cung hỗ biến ra kiết du niên. Bằng hai cung này kacs phe nhau, một bên là Tây tứ cung và một bên là Đông tứ cung là một cửa cái tai hại vô cùng vì hai cung này hỗ biến ra hung du niên – đem  vào nhà những đỗ vỡ, chủ nhà khó mà làm nên một công nghiệp khả quan, mỗi khởi động là mỗi thấy khó khăn.

Nếu Cửa cái chia ra phân nửa ở Khảm và phân nửa ở cửa Cấn. Hai cung Khảm với Cấn hỗ biến ra ngũ quỷ là su niên rất hung hại.

Nếu cửa cái chia ra phân nửa ở Ly thuộc Đông tứ cung và phân nửa ở KHôn hai cung Ly  Khôn hỗ biến ra Lục sát cũng là một hung du niên. Cửa hunh hại như vậy đã đành, lại còn có thêm một điều nữa là một cửa gồm hai cung thì biết ấy cung nào để tính hung du niên cho bếp và chủ phòng hay sơn chủ: Nếu lấy cả hai cung để tính càng thêm hỗn loạn vì trong 7 chỗ, chỗ nào cũng có tới hai du niên. Nếu cung bên nhiều bên ít thì tạm lấy cung bên nhiều để tính, song cũng là điều bất ổn. Trường hợp này tất phải dời cửa cái đến ở trọn cung nào cho chính xác. Nếu không được ở trọn thì ít nhất cũng choáng tới hai phần ba trong một cung.

Nhà đặt đúng hướng ắt có lợi hơn đặt lệch hướng, còn nhà hai hướng rất bất lợi. Hãy lấy điểm hướng và cung tại hương mà phân biệt ba loại nhà này:

Nhà đúng hướng khi đặt la bàn xong mà thấy điểm hướng ở ngay chính giữa cung tại hướng đó là nhà lệch ở một bên chớ không thật ngay chính giữa thì gọi lệch hướng. Nhà lệch hướng tất sự ứng ngiệm không trọn tốt nếu là kiết trạch, không trọn xấu nếu là hung trạch.

Nhà hai hướng: Khi đặt la bàn thấy điểm hướng ở nhằm chỗ phân giáp hai cung (tức là ở điểm chính giữa hai cung giáp với nhau thì gọi là nhà hai hướng. Nhà hai hướng, nếu là tịnh trạch thì còn có thể đặt cửa một bên (thiên môn) để phân điịnh tam yếu hay lục xứ, còn ở Đông trạch hay biến hóa trạch thì đặt là bất ổn, vì đặt cửa giữa (chính môn) hay đặt cửa một bên (thiên môn) cũng không có cách tính du niên cho ngăn đầu để phiên tinh. Mà phiên tinh là việc tối cần thiết để có thể tạo nên một cái nhà đại thịnh vượng.

Nhà điểm hướng được chính giữa cung Cấn là cung tại hướng:đó là nhà đúng hướng vì hướng nhà rất trung chính.

Nhà điểm hướng cũng còn ở trong khoảng cung Cấn là cung tại hướng. Nhưng ở lệch một bên chứ không được ở chính giữa đó là nhà lệch hướng.

Nhà điểm hướng ở chỗ giáp nhau của hai cung Khấn và Chấn, đó là hai hướng.