Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
|Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
Hãy nhớ câu này: thái cực sinh lưỡng nghị, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái
Ai học Kinh Dịch đều biết đến câu truyện truyền thuyết đầu tiên nhất được nhà Dịch học Trung Hoa Khổng An Quốc viết lại như sau: “Đời vua Phục Hy có con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà. Trên mình có những đốm xoáy trắng đen (Hà Đồ). Nhà vua bắt chước các vết vằn của nó mà vạch nên Bát Quái (Tiên Thiên).”. Mà tại sao nó phải là nghi án? Truyền thuyết là truyền thuyết thế thôi, có gì là lạ đâu? Vẫn có. Ngay trong câu chuyện chúng ta thấy con Long Mã hiện ra từ sông Hoàng Hà, tức nó phải là vật dưới nước. Khi người Trung Hoa thấy được tấm đồ hình vẽ để xây dựng nên Kinh Dịch thì tấm đồ hình đó có thật. Người ta có thể do đề cao ngôi vị Thiên Tử hay có thể đơn giản là do không còn nhớ nguồn gốc cái đồ hình này nên mới đặt ra câu chuyện truyền thuyết để chuyển tải nội dung của bản Hà Đồ. Sự khăng khăng những đốm xoáy được hiện lên (vẽ, họa) lên trên lưng con Long Mã cho chúng ta thấy chính xác những vòng tròn trắng đen đó được vẽ theo dạng đốm xoáy. Thế nhưng, có một điểm lạ lùng, đốm xoáy coi như được tạo nên do các đám lông của vùng nào đó trên da xoăn tít lại theo hình tròn và nó thường thấy ở trên lưng các động vật thuộc bộ thú trên bờ. Có thể có vài con vật nào đó ở dưới nước (cũng là thú cả thôi như gấu trắng Bắc Cực) có thể có đốm xoáy nhưng đây là chuyện hạn hữu. Người Trung Hoa xưa nhìn thấy một họa đồ có thật gồm các đốm xoáy được vẽ trên lưng hay trên tấm da một con vật dưới nước. Nhưng vẽ trái khoáy một đốm xoáy thường thấy trên lưng các con thú (đầu người, lưng heo, bò, chó) lên tấm da của một sinh vật dưới nước thì phải có lý do nào đó. Mà lý do đó phải nằm trong nội dung của đốm xoáy. Nội dung gì không thấy Kinh Dịch Trung Hoa chuyển tải. Vậy nếu có một lý luận logic khác cho thấy được nội dung của đốm xoáy có liên quan đến Dịch thì chúng ta có thể đặt lại nghi vấn cho nguồn gốc Kinh Dịch chăng? Nó không phải xuất phát từ Trung Hoa mà từ dân tộc có chứa những lý giải sâu sắc này.