Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
|Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
09/01/2025
10/05/2022
12/12/2019
28/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
Trần Đồ Nam chỉ ra rằng, khác so với vạn vật khác, loài người được sinh ra là một thứ vô cùng quý giá. Trong con người có mang bản tính của thiên địa ngũ thường, ôm ấp linh nghiệm của 2 khí âm dương. Họ tuy có sự bẩm thụ khác nhau và sự khác biệt về hình mạo bên ngoài rất lớn. Trong Thông huyền phú có bàn, dương khí là chủ sự sinh sôi, âm khí là chủ sự nuôi dưỡng, trời cao là tôn quý, đất thấp là hạ tiện. Trong Chúc dự kinh có bàn: Con người được bẩm thụ chính khí âm dương mà được sinh ra, hình tướng tựa như trời đất. Đức hạnh của thánh nhân có thể tương đối hoàn bị nhưng tác dụng của tạo hóa lại chưa được hoàn thiện.
Trong Bí quyết có chỉ ra rằng, sự sinh trưởng và biến hóa của 2 khí âm dương được biểu hiện là dương khí được thi hành trước mà âm khí nối tiếp theo sau. Dương khí thuộc Càn đạo, âm khí thuộc Khôn đạo. Trong đó sinh thành ra nam giới chính là Càn đạo, mà sinh thành ra nữ giới là Khôn đạo. Con người bẩm thụ sự thanh sạch của 2 khí âm dương tất sẽ trở thành thánh nhân; còn người bẩm thụ sự ô trọc của 2 khí âm dương sẽ trở thành người hèn kém. Do đó có thể thấy, mỗi người đều do bẩm thụ khí âm dương mà được sinh ra, nhưng do khí thanh trọc khác nhau nên con người mới không giống nhau.
Bùi Hành Kiệm cho rằng, người đọc sách đầu tiên phải bồi dưỡng khả năng của bản thân mình, sau đó mới có thể sáng tạo ra được những tác phẩm văn học nghệ thuật. Lý Tĩnh từng nói, người có năng lực kém đa phần là những người bình thường, không chỉ phúc mỏng mà cũng khó khăn trong chuyện thi cử. Trong Phong giám chỉ ra rằng, hình tướng chỉ là tư liệu về một con người mà cái thể hiện đạo đức của con người chính là năng lực. Trước tiên phải có tư liệu, sau đó mới có năng lực, có đạo đức, người như thế qua quá trình thử thách, các tư liệu mới có thể trở thành khí cụ hữu ích được. Nhưng nếu khí cụ lại rơi vào tay người tầm thường, tư liệu đó cũng có thể bị mất đi.
Trong Phong giám chỉ ra rằng, đức độ rộng lớn của người khó có thể phán đoán được. Lã Thượng nói: Khí phách của một người bao la, người đó có ý chí, suy nghĩ sâu sắc, khi vận đến có thể làm quan cao.
Trong Bí quyết từng bàn, hình thể người tốt xấu từ khi sinh ra đã có, nhưng tài năng cao thấp thì có thể thông qua học vấn để được bổ sung.
Những người có sự tự tin và giàu ý chí cuối cùng cũng có thể trở thành quan lớn trong triều đình.
Trong Phong giám chỉ ra rằng, rất nhiều người có tướng mạo đường hoàng, cũng rất nhiều người có tướng mạo uyển chuyển. Trong Thần cơ cho rằng, xương cốt, tinh thần, chí khí của một người đều rất uyển chuyển, người đó sớm được mang ngọc ấn bên thân trở thành quan lớn trong triều. Khi vận đến rất phát đạt mà sau thời vận đó tất sẽ trở nên thảm hại.
Trong Bí quyết có chép, một người có đức hạnh và tài năng, tựa như sóng biển ào ạt, có thể ngưng tụ lại được mưa gió mà không để cho nó thoát ra bên ngoài.
Bùi Hành Kiệm chỉ ra rằng, người rất có tài năng nhưng lại lộ ra ngoài vẻ mỏng bạc, như thế sẽ không phú quý. Quản Lộ cho rằng, người làm quan to, nếu tự cho mình là đúng thì cũng chẳng thể được hưởng phúc lộc dài lâu. Trong Bí quyết chỉ ra rằng, vua Thuấn khi chưa lên ngôi thường đích thân đi cày ruộng, làm gốm, câu cá. Khi trở thành thiên tử, tuy nhận sự triều cống của khắp nơi trong thiện hạ, được hưởng phúc lộc dài lâu, nhưng không tự mãn mà vẫn cần mẫn lao động vất vả. Kết quả là, ông không chỉ được hưởng phúc lộc dài lâu mà còn rất trường thọ. Phúc đức của ông còn được truyền lại cho con cháu sau này.
Trong Bí quyết chỉ ra rằng, phong thái đường hoàng thì đức mới được lớn rộng. Nói đức ở đây tức là nói đến “thiên tước”. Mạnh Tử nói tu thiên tước cũng chính là tu đức, người như thế mới được tước vị trong nhân gian. Tống Giao sau khi giúp đàn kiến qua sông, có một vị thầy tăng xem tướng đã nói, tướng mạo của Tống Giao rất có thần thái, đã cứu sống được hàng vạn sinh mệnh, sau này nhất định trở thành đại khôi trong thiên hạ. Tống Giao chỉ cứu được hàng vạn sinh mệnh kiến, nhưng cũng được phúc báo rất nhanh.
Khí chất của Mạnh Tử tựa như ngọn núi, cho nên được người đời sau này xưng là “sư biểu” (người thầy mẫu mực muôn đời).
Trong Thanh giám chỉ ra rằng, khí tượng của Mạnh Tử tựa như núi Thái sơn, cho nên mới từ bỏ bổng lộc của Tề Hoàn Vương ban thưởng mà kiên trì đi theo con đường của mình.
Lời nói và hành động: Nghe giọng nói biết được sự tu dưỡng
Quản Trọng tuy là một người bình thường nhưng có thể giúp được Tề Hoàn Công hoàn thành được nghiệp bá.
Quản Trọng tự là Di Ngô. Vào thời vua Tề Hoàn Công, ông từng giữ chức Tể tướng, là người giúp đỡ Tề Hoàn Công trong sự nghiệp xưng bá thời Xuân Thu.
Khổng Tử khi nói về việc này cho rằng, tài năng của Quản Trọng thực ra không cao. Chu Hy khi chú về chuyện này có nói rằng, theo Khổng Tử, khí phách của Quản Trọng thực ra mỏng bạc, thấy công việc mà ông ta làm cũng không lớn, cho nên tuy gặp được minh quân nhưng chỉ có thể giúp cho vua trở thành bá chủ mà thôi.
Bảo Hòa Tử cho rằng, cách lý giải này là sai lầm. Vì tài năng của con người được phản ánh thông qua đức hạnh của người đó. Cũng chính là nói, có đức hạnh như thế nào thì sẽ có tài năng như thế, có năng lực như thế nào sẽ thể hiện ra dáng vẻ bên ngoài như thế. Vì vậy, cổ nhân thường dựa vào nghi lễ phép tắc của trăm họ để mà đoán định về tài năng chính trị của người đứng đầu triều đình, căn cứ vào khả năng âm nhạc để đoán định tài năng thâm sâu hay mỏng bạc của người thống trị. Viên Liễu Trang nói, nghe giọng nói của một người thì có thể biết được sự tu dưỡng của người đó.
Sự thành bại của một người có liên quan mật thiết đến chuyện dụng tâm, việc công, việc tư của người đó.
Nguyên Đàm cho rằng, nhìn một người không chỉ nhìn tư thế dáng vẻ của người đó có tốt lạ hay không, xương cốt có đặc biệt hay không mà còn phải xem tài năng và hành vi ứng xử của họ. Tài năng của một người cũng có thể được thay đổi, nhưng sự dụng tâm dùng sức lại có yếu tố riêng tư. Đó là điểm khác nhau giữa quân tử và tiểu nhân. Chu Văn Đạt cho rằng, công việc của một người làm cuối cùng được thể hiện ra là công (chung) hay tư (riêng), sự khác biệt trong đó cũng không quá lớn.
Trong Bí quyết cho rằng, Quản Trọng lấy danh nghĩa tôn trọng nhà Chu, tổ chức buổi hội kiến với các nước chư hầu ở đất Quỳ Khâu, nhưng trên thực tế vị trí của ông chỉ là giúp Tề Hoàn Công trở thành bá chủ. Ở đây chuyện công và chuyện tư có sự phân biệt khác nhau. Khổng Tử chính là đứng ở góc độ này mà nhìn nhận Quản Trọng, cho nên nói Quản Trọng là người có khí chất nhỏ hẹp, không thể giúp Tề Hoàn Công trở thành thiên tử mà chỉ có thể giúp Tề Hoàn Công trở thành bá chủ thời Xuân thu mà thôi. Nếu một người chỉ có tài năng nhỏ hẹp như Quản Trọng, mà lại có hình tướng kỳ dị, lại có sự dụng tâm mà không có lòng riêng tư, người đó nhất định sẽ được hưởng phúc ấm của tổ tiên, có thể khiến cho bậc quân vương đến toàn thể bách tính trong thiên hạ có thể được hưởng phúc của họ. Do vậy có thể thấy, đức độ và tài năng có quan hệ rất mật thiết với nhau.
Phúc trạch của người tựa như nước, đức cũng phải tốt và thịnh vượng như khí thế của nước.
Trong Ngọc quản quyết cho rằng, mục đích của việc xem tướng là luận đoán họa phúc, tốt xấu của đời người, như thế phải biết đức độ của người đó có bao nhiêu, sau đó mới dựa vào khí huyết cụ thể ra sao mới có thể biết được phúc của họ đến mức độ nào.
Trong Minh kinh cho rằng, người có một phần đức độ và tài năng sẽ được hưởng một phần phúc lộc, người có mười phần tài năng đức độ có thể được hưởng mười phần phúc lộc.
Trong Bí quyết từng nói, phúc trạch tốt tựa nước, mà đức tốt cũng phải thịnh vượng như khí huyết của nước. Sự so sánh này rất phù hợp.
Quỷ Tiễn cho rằng, người có hình tướng mỏng bạc, lạnh lùng thường phúc trạch cũng tương đối ít. Đó là nguyên nhân khiến cho tài năng kém. Đối với vấn đề này, Hồ Tăng cho rằng, cần có cách để phân biệt hình tướng của tiểu nhân. Ví như, người Tề được ghi chép trong sử sách, khi ra ngoài thường mang theo những thứ để xin tế phẩm ở những đám ma chay, rồi khi trở về nhà lại nói dối với vợ là gặp được quý nhân mời ăn yến tiệc. Đó là người có khí 3 lượng hẹp, dễ lộ ra ngoài mà dẫn đến khoa trương, nói quá những hành vi của mình.
Trong Bí quyết chỉ ra, Khổng Tử có rốn rất sâu, thậm chí có thể nhét vừa được 7 quả mận, rốn của Đổng Trác cũng như thế. Trong kinh có chép: Rốn là sự thể hiện ra bên ngoài của ngũ tạng, rốn càng rộng càng sâu thể hiện người này có trí tuệ hơn người. Ngược lại người có rốn càng hẹp nhỏ là người ngu muội. Rốn của Khổng Tử rất sâu, từ xưa đến nay thánh nhân có hình tướng kỳ dị thiên bẩm như thế chỉ có một. Rốn của Đổng Trác cũng có đặc điểm như thế, đáng ra ông ta nên là người giống như Khổng Tử, nhưng ông ta lại có lòng đố kỵ, kiêu ngạo. Ông ta đã nói với Lô Thực rằng: Ta và ông cùng ở phương nhạc, nhưng tại sao ông lại chỉ làm đến chức trung lang. Lô Thực trả lời: Chúng ta đều vốn là có chí hướng bình thường, nhưng khiến người khác không ngờ tới được thì ngài đã trở thành phượng hoàng. Đổng Trác sau khi nghe xong cảm thấy rất hài lòng. Giá như Đổng Trác có thêm đức hạnh của Khổng Tử, như vậy trên thế gian sẽ lại có thêm một vị thánh nhân.
Sau khi được thỏa chí nguyện cao xa, có thể bỏ được thái độ kiêu căng ngạo mạn.
Trong Phong giám cho rằng, khi một người thỏa được chí của mình, họ sẽ thấy rất vui mừng. Biểu hiện ra bên ngoài, tại vị trí của phúc đường xuất hiện màu sắc đỏ tía rạng rỡ. Tạ Linh Vận cho rằng, việc nhận biết một người thỏa được chí nguyện rất dễ, họ thường thể hiện ra thần sắc bên ngoài xuất hiện vẻ kiêu căng tự đại.
Không mất đi khí phách và ý chí trong mọi hoàn cảnh là mệnh quý nhân.
Trong Phong giám chỉ ra rằng, khi một người không thỏa nguyện được chí của mình, dù là ngồi hay đứng tư thế đều có sự nghiêng lệch. Lai Hòa Tử cho rằng, một người khi mà trở nên nghèo hèn cũng không có thái độ nịnh nọt bậc quý nhân. Hình tướng như thế trong nhân gian rất ít thấy.
Trong Bí quyết cho rằng, thế gian người dễ thay đổi nhất là sống cảnh nghèo khổ. Trình Tử cũng có thơ nói rằng: Khi giàu có, biết chia sẻ với người khác, khi nghèo hèn cũng vui vẻ với cuộc sống của mình. Nam nhi chỉ có làm được như thế mới, trở thành người anh hùng hào kiệt chân chính.
Tướng mạo bản thân xấu xí, vì thế không được bậc quý nhân chọn dùng, nhưng cũng không nên vì thế mà để mất đi chí khí của mình.
Hồ Tăng từng nói, người khác có tướng mạo không tốt, nhất định không được bỏ họ. Vì trong tấm đá thô thường ẩn chứa ngọc quý, trân châu đẹp. Bùi Trung Lập nói: Trong bức họa thì giọng nói của người không sang sảng, tướng mạo cũng chẳng phải rất đẹp, chỉ là đức hạnh chí khí của người rất khó được thể hiện qua nét vẽ.
Trong Bí quyết chỉ ra, người có hình tướng rất đẹp nhưng trên cơ thể lại có chỗ rất xấu, người có hình tướng xấu xí, nhưng trên thân lại có bộ vị rất đẹp. Như thế gọi là trong xấu có đẹp, trong đẹp có xấu. Các tướng sỹ hiểu được đạo lý này thì đã có thể sánh với với tổ sư tướng thuật Cô Bố Tử Khanh.
Trong Nhân luân phú cho rằng, một người trong tâm có sự tu dưỡng đức hạnh thì có thể thay đổi được những điềm báo hung họa trong vận mệnh cuộc đời mình. Trần Đồ Nam lại nói, một người trong tâm luôn thiện, tất sẽ được hưởng nhiều phúc đức. Ma Y tướng pháp nhấn mạnh, không được xem xét tỉ mỉ tướng mạo của người mà trước tiên phải xem xét sự tốt xấu trong tâm của người đó.
Trong Bí quyết nói rằng, sự tốt xấu trong tâm có thể quyết định đến điểm cát hung trong tướng mạo. Đây là lẽ thường tình. Một người tổn hao tâm sức để trang sức, tô vẽ cho mình trở thành người lương thiện nhưng thực tình trong tâm của họ chẳng làm được việc đó, làm tổn hại đến sinh khí, dù tướng mạo của người đó khá hoàn thiện thì phúc đức cũng sẽ mỏng dần. Ngược lại, một người thực lòng dốc tâm tu dưỡng đức hạnh của bản thân, sinh khí dồi dào, dù có tướng mạo không tốt nhưng phúc khí lại càng thêm sâu dày. Người học tập tướng thuật phải nắm được điểm quan trọng này.