Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
|Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
09/01/2025
10/05/2022
12/12/2019
28/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
27/11/2019
Do có nhiều môn phái tướng thuật và lý luận của các môn phái khác nhau nên tạo thành hệ thống thuật ngữ đa dạng. Các luận thuyết được lưu truyền phổ biến có Ngũ tinh Lục diệu, Ngũ nhạc Tứ độc, Lục phủ, Tam tài Tam đình, 13 bộ vị, 12 cung Ngũ quan, Tứ học đường Bát học đường, Cửu châu Bát quái can chi.
Các nhà tướng thuật dùng Cửu châu và Bát quái để chỉ các vị trí trên mặt và căn cứ vào độ đầy đặn, khí sắc khác nhau của chúng để đoán cát hung của con người. Cửu Châu chỉ Ký, Dự, Ung, Dương, Duyện, Từ, Lương, Thanh, Kinh. Bát quái bao gồm: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Cấn, Đoài. Trong 9 châu thì châu Ung ở vị trí Càn là phía dưới của lúm đồng tiền bên trái. Cung Càn bắt đầu từ phía Tây Bắc, còn gọi là Thiên môn. Châu Ký ở cung Khảm, thuộc Chính Bắc, ở môi dưới. Châu Duyện ở cung Cấn, thuộc Đông Bắc, ở dưới lúm đồng tiền bên phải. Châu Thanh ở cung Chấn, thuộc Chính Đông, ở trên gò má bên phải. Châu Từ ở cung Tốn, thuộc phía Đông, ở đuôi mắt phải. Châu Dương ở cung Ly, thuộc phương Chính Nam, ở trên Ấn đường. Châu Kinh ở cung Khôn, thuộc phía Tây Nam, ở dưới đuôi mắt trái. Châu Lương ở cung Đoài, thuộc phía Chính Tây, ở trên xương gò má trái. Châu Dự thuộc trung tâm, ở trên sống mũi.
Luận thuyết Cửu châu Bát quái can chi chủ yếu dựa vào khí sắc khác nhau để đoán cát hung. Đồng thời ngoài quan sát khí sắc, các nhà tướng thuật cổ đại còn cho rằng, vị trí ứng với 9 châu trên mặt đầy đặn là tốt, không nên khuyết lõm hoặc biến dị. Thường thì 9 châu phân bố trên mặt nếu đầy đặn và có khí sắc tốt thì được hưởng thực lộc, cả đời ấm no, công danh, bổng lộc đều đầy đủ. Nhưng nếu không đầy đặn, thậm chí khuyết lõm thì người đó gặp muôn vàn vất vả, tổn thọ, thiếu thốn của cải, vật chất...
Thuyết Lục phủ, Tam tài Tam đình lấy đạo tự nhiên của đất trời kết hợp với kết cấu phần mặt dự đoán vận mệnh cát hung của một người.
Lục phủ chỉ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Cốc, là chỗ hội tụ của cải. Tướng thuật cho rằng, dựa vào độ đầy đặn, thực hư của Lục phủ ở trên mặt có thể đoán được cuộc sống của con người. Cụ thể thị Lục phủ trên mặt chỉ 2 xương phụ ở 2 bên trái phải, 2 xương gò má, 2 xương hàm. Thường thì Lục phủ cần đầy đặn, hài hòa cân đối với nhau, không thể thiên lệch, mất cân đối.
Tam tài chỉ thiên, nhân, địa. Trong tướng thuật là trán, mũi, cằm. Thuyết Tam tài bắt nguồn từ Dịch - Hệ từ hạ, “có thiên đạo, có nhân đạo, có địa đạo". Tư tưởng Thiên nhân hợp nhất của truyền thống cổ đại Trung Quốc đem sự thống nhất thiên, địa, nhân áp dụng vào tướng mặt, thuật xem mặt. Mặt của con người cũng có các vị trí tương ứng với Tam tài.
Tam đình chính là phần mặt và cơ thể người phân thành 3 phần, dùng làm tướng pháp có tính khái niệm và phán đoán về vận mệnh. Vị trí của Tam đình trên mặt là Thượng đình (từ viền tóc đến Ấn đường), Trung đình (từ Ấn đường đến Chuẩn đầu), Hạ đình (từ Nhân trung đến Địa các). Vị trí Tam đình trên cơ thể người là: Thượng đình là đầu, trung đình là từ vai đến lưng, hạ đình là từ lưng đến chân. Phán đoán tướng mệnh ứng với Tam đình, tướng thuật cổ đại cho rằng thiên, địa, nhân hài hòa là sang quý; cân đối là tướng cát lợi.
Tướng thuật cho rằng, Ngũ quan của con người tương ứng với Âm dương Ngũ hành, do đó cả hai kết hợp mang ý nghĩa mệnh lý đặc biệt. Như vậy không những có thể dự đoán mệnh tướng dựa vào Ngũ quan và hình tướng của bản thân ngươi đó, đồng thời còn có thể từng bước dự doán nội hàm mệnh lý phức tạp.
Ngũ quan trong tướng thuật chỉ: 5 khí quan trên mặt là lông mày, mắt, mũi, miệng, tai, đồng thời cũng có những tên gọi riêng: Lông mày là Bảo thọ quan, mắt là Giám sát quan, mũi là Thẩm biện quan, miệng là Xuất nạp quan, tai là Thái thính quan. Tướng thuật cho rằng, Ngũ quan vừa có thể thể hiện khí chất, tính cách của một người vừa dự đoán giàu nghèo, sang hèn. Trong Ngũ quan chỉ cần có một khí quan tốt thì có thể hưởng vận tốt 10 năm, nếu tất cả Ngũ quan đều tốt thì cả đời vinh quý. Tướng thuật còn xuất phát từ quan niệm tự nhiên kết hợp Ngũ quan và Âm dương Ngũ hành, cụ thể là Mắt là Giáp Ất Mộc, chủ về tinh hoa, quyết định sang hèn. Lông mày là Bính Đinh Hỏa, chủ về uy thế mãnh liệt, quyết định cương nhu. Mũi là Canh Tân Kim chủ về nguy nan, quyết định yểu thọ. Miệng là Mậu Kỷ Thổ, chủ về khả năng sinh ra vạn vật, chủ về giàu nghèo. Tai là Nhâm Quý Thủy, chủ về thông minh. Dựa vào nguyên lý sinh khắc của Ngũ hành, các nhà tướng thuật cho rằng, Ngũ quan cân đối hài hòa thì Ngũ hành sinh khắc cân bằng, chủ về nhiều phúc lộc. Ngược lại vi phạm quy luật cân bằng của vũ trụ thì gặp nhiều tai ương. Do đó, không chỉ có thể trực tiếp từ sự tốt xấu của Ngũ quan để dự đoán cuộc đời của con người mà còn có thể dựa vào quan hệ giữa Ngũ quan để từng bước dự đoán được nhiều vấn đề khác, biết được toàn bộ tương lai của vận mệnh.
Luận thuyết 12 cung Ngũ quan là một phương thức phân chia khu vực trên mặt của tướng thuật cổ đại. 12 cung trên mặt lần lượt là cung Mệnh, Tài bạch, Huynh đệ, Điền trạch, Nam nữ, Nô bộc, Thê thiếp, Tật ách, Thiên di, Quan lộc, Phúc đức, Tướng mạo. Ngũ quan là lông mày là Bảo thọ quan, mắt là Giám sát quan, mũi là Thẩm biện quan, miệng là Xuất nạp quan, tai là Thái thính quan.
12 cung vốn là thuật ngữ thiên văn, dùng để chỉ một chu kỳ chuyển động của mặt trời và mặt trăng quanh hoàng đạo, mỗi năm sẽ hội hợp ở một vị trí 12 lần theo một quy luật. Các nhà tướng thuật dùng thuật ngữ này để chỉ 12 vị trí trên mặt, đồng thời phân nội dung chủ yếu của cuộc đời và nhân tố chủ yếu của vận mệnh thành 12 hạng mục, lần lượt ứng với 12 vị trí, lấy đó để dự đoán cát hung, hoạ phúc, tiền đồ. Tướng thuật ghi chép vị trí ứng với 12 cung lần lượt là cung Mệnh là Ấn đường, nằm giữa 2 lông mày, ở trên Sơn căn. Cung Tài bạch chỉ mũi. Cung Huynh đệ ở trên 2 lông mày. Cung Điền trạch ở 2 mắt. Cung Nam nữ ở dưới 2 mắt, còn gọi là Lệ đường. Cung Nô bộc ở Địa các, là dưới 2 khóe miệng, gần cằm. Cung Thê thiếp ở đuôi cá. Cung Tật ách ở dưới Ấn đường, tức Sơn căn. Cung Thiên di ở góc lông mày, còn gọi là Thiên thương. Cung Quan lộc nằm ở trên Ấn đường, tương đương với giữa trán. Cung Tướng mạo chỉ toàn bộ xương mặt, bao gồm Ngũ nhạc và Tam đình trên mặt. Nếu vị trí này đầy đặn thì phú quý, vinh hiển. Nếu Tam đình cân đối hài hòa thì yên ổn và hiển đạt. Nếu Ngũ nhạc nhô cao hướng lên trên thì nhiều quan lộc, nếu thêm tư thế đi đứng uy nghiêm càng tôn quý. Trán chủ về vận khí những năm đầu, mũi quản vận mệnh những năm trung niên, Địa các là Thủy tinh quản tướng mệnh những năm cuối đời. Nếu khuyết lõm hoặc mỏng và tối là tướng hung họa.
Tướng thuật cổ đại cho rằng, mặt người lấy mũi làm trục giữa, từ viền tóc ở chính giữa trán trước đến cằm phân thành 13 vị trí theo quan hệ Tam tài thiên, địa, nhân, đồng thời dựa vào đó để dự đoán hiền ngu, thiện ác, vận mệnh. Trong đó trên trán có 4 bộ phận là Thiên trung, Thiên đình, Tư không và Trung chính, hợp cung Quan lộc. Giữa 2 lông mày dưới trán là Ấn đường, giữa 2 mắt là Sơn căn, trên sống mũi có Niên thượng và Thọ thượng, chóp mũi là Chuẩn đầu, dưới mũi là Nhân trung, miệng là Thủy tinh, dưới môi là Thừa tương, cầm là Địa các.
Tương ứng với 13 bộ vị còn có các bộ vị khác, tổng cộng có 146 bộ vị. Các nhà tướng thuật cho rằng những bộ vị này “trên ứng với Tam tài, dưới phối hợp thành Ngũ nhạc, xem nó hướng lên hay xuống, hướng vào trong hay ra ngoài. Xem hình có thể biết sang hèn, xem sắc có thể biết tốt xấu, thể hiện tinh tuý của thiên nhân tương ứng, quan sát hình sắc những bộ vị này càng hiểu hơn về cát hung, họa phúc".
Sự phân chia các vị trí trên mặt có cùng nguồn gốc, cùng đạo lý với các sự vật trong xã hội, bao hàm những phương diện như quan lộc, tổ tông, con cháu, gia nghiệp, tức là tất cả đều tương ứng. Do đó, các nhà tướng thuật sau khi quy định 13 vị trí thì lại gắn cho nó ý nghĩa cát hung khác nhau, lấy đó để đoán hiền ngu, thiện ác, thọ yểu. Ví dụ, họ cho rằng Thiên trung tốt là tể tướng, Thiên trung nhô lên thì làm quan từ lúc trẻ, nếu bằng phẳng thì nên đi xa mới có quan lộc, có khuyết lõm thì không có đất dụng võ, có tai hoạ liên quan đến hình ngục. Thiên đình cao và rộng thì phú quý từ nhỏ, sự nghiệp cả đời thành công và thọ lâu nhưng nếu có nốt ruồi đen và khuyết lõm sẽ sinh tai họa. Vị trí Tư không có xương nhô lên thì làm quan to, mà có vân và nốt ruồi đen thì không cát lợi. Vị trí Ấn đường chủ về trí tuệ, nếu Ấn đường mở rộng thì thông mình mà có phúc, có thể nắm quyền sinh sát.
Các nhà tướng thuật cho rằng, các vị trí trên mặt có quan hệ mật thiết đến trí tuệ. Họ đem những vị trí này gọi là Học đường. Thường phân thành Tứ học đường và Bát học đường. Tứ học đường chỉ 4 vị trí có thể đoán hiền ngu phúc hoạ: Mắt là Quan học đường, trán là Lộc học đường, 2 hàm răng là Nội học đường, trước cửa tai là Ngoại học đường. Và Tứ học đường liên quan đến 4 phương diện khác nhau của vận mệnh. Các Học đường hình tướng đẹp thì phú quý song toàn, phúc lộc đều có, học hành thành công, thanh danh vang xa. Nếu có vị trí có hình tướng khuyết thiếu thì khó tránh gian khổ, lao lực, tiền đồ gặp khó khăn. Trong Tứ học đường thì mắt cần dài và thanh tú, chủ về chức quan. Trán cần rộng và dài chủ về quan lộc và thọ mệnh. 2 hàm răng là Nội học đường, cần đều và dày, chủ về trung tín hiếu kính; nếu răng thưa, thiếu và nhỏ thì chủ về người tinh thần yếu kém. Vị trí trước cửa tai là Ngoại học đường, nếu dầy dặn, sáng sủa là thông minh, nếu màu sắc xám tối chủ về ngu đần.
Bát học đường chỉ 8 vị trí mà các nhà tướng thuật dựa vào đó để dự đoán cát hung, quý tiện. Chúng phân bố ở các bộ phận trên đầu mặt, lần lượt là: Cao minh học đường là đầu, Cao quảng học đường là trán, Quang đại học đường là Ấn đường, Minh tú học đường là mắt. Thông minh học đường là tai, Trung tín học đường là răng, Quảng đức học đường là lưỡi, Ban duẩn học đường là lông mày. Yêu cầu hình tướng đối với các vị trí, các nhà tướng thuật cho rằng, đầu nên tròn hoặc có xương nhô lên. Trán nên tròn và có xương vuông. Ấn đường nên bằng sáng và không có tì vết. Mắt nên có nhãn cầu đen, thấn mắt ẩn tàng không bị lộ ra. Tai nên có vành, màu đỏ trắng vàng là tốt. Răng nên đều và dày, trắng như sương. Lưỡi nên chạm tới chóp mũi, có vân màu đỏ. Lông mày nên có vân ngang... Nếu Bát học đường có hình tướng như vậy thì phú quý cát lợi, ngược lại là không tốt.
Các nhà tướng thuật lấy các vì tinh tú nhật nguyệt, như: Ngũ tinh, Lục diệu và tên của sông núi, như: Ngũ nhạc, Tứ độc để gọi các bộ phận trong Ngũ quan. Như vậy, mặt người trở thành sự thu nhỏ của thế giới tự nhiên và đất trời.
Ngũ tinh chỉ sao Hỏa, sao Thổ, sao Mộc, sao Kim, sao Thủy, trong tướng thuật dùng nó để chỉ trán, mũi, tai phải, tai trái, miệng. Lục diệu chỉ Thái dương, Thái âm, Nguyệt bột, La hầu, Kế đô, Tử khí, trong tướng thuật lần lượt chỉ mắt trái, mắt phải, Sơn căn, mày trái, mày phải, Ấn đường. Lục tinh Ngũ diệu vốn là các thiên tượng chủ yếu trong vũ trụ, các nhà tướng thuật kết hợp chúng với các vị trí hoặc Ngũ quan của con người để luận đoán vận mệnh. Thường thì đặc điểm của cả hai hòa hợp là tướng cát lợi, nếu không là tướng bần tiện, ẩn tàng nhiều hung hiểm.
Ngũ nhạc tức trán là Hành sơn, cằm là Hằng sơn, mũi là Tung sơn, xương gò má trái là Thái sơn, xương gò má phải là Hoa sơn. Tứ độc gồm có tai là Trường Giang, mắt là Hoàng Hà, miệng là Hoài Hà, mũi là Tề Thủy. Ngũ nhạc Tứ độc vốn là tên sông núi nổi tiếng, chủ yếu xem chúng có thể hài hòa với nhau không. Nếu Tứ độc trong sáng và thẳng, phẳng lặng và thông thuận là tăng thêm tài phú. Nhưng nếu chúng đục, ngắn, nông thì vạn vật không được bền lâu. Theo đó có thể đoán khôn ngu, sang hèn, phúc thọ, giàu nghèo của con người.