Tư vấn mệnh lý

Đường Cử và bí ẩn thần khí: Khám phá mối liên hệ giữa tinh thần, khí và hình tướng

Tướng thuật của Đường Cử

Tướng: Vẻ ngoài của con người do trời phú bẩm

Trời đất phú bẩm cho ta hình tướng bên ngoài, hình tướng đó có thể siêu vượt vạn vật. Trời đất sinh ra con người là một thứ linh thiêng và khác với các sự vật khác.

Trong Vô hình ca chỉ ra rằng: Hình tướng của người được tạo ra từ mối quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành trong trời đất. Vì con người bẩm thụ 2 khí âm dương, do vậy những người khác nhau dẫn đến tính tình của họ cũng có sự khác nhau rất lớn. Trong Linh xu kinh có chỉ ra rằng: Con người sở dĩ có hình tướng khác nhau là vì bẩm thụ khí thanh trọc trong trời đất không giống nhau. Con người là vật linh thiêng nhất trong thiên địa vũ trụ. Vương Nguyên Quân cho rằng: Quy luật tự nhiên vốn không tồn tại hình thể thực, nhưng con người lại có hình thể thực, khi vòng thiên đạo rất to nó sẽ bổ sung cho chỉnh thể trời đất, khi vòng thiên đạo rất nhỏ, tuy chẳng thể nắm được trong lòng bàn tay nhưng lại có thể bao dung được trời đất. Vì thế tướng của người là do trời phú bẩm cho, có thể vượt qua muôn vật.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng: Thân thể con người trong quá trình được hình thành có sự dung hội giữa tinh khí của trời đất, sau quá trình bẩm thụ nhị khí, Ngũ hành rồi mới được trời đất ban cho hình tướng bên ngoài. Đồng thời, con người cũng nhận được sự chế ước của quy luật tự nhiên. Vạn vật khác tuy cũng do trời đất sinh ra nhưng lại không giống như con người được bổ sung khí linh thiêng mà các thứ khác đều là vô tri vô giác.

Khí: Tinh khí đầy đủ, tự hưởng phúc lộc

Khí tốt nhất trên cơ thể con người được so sánh tựa dầu, thần tốt của con người được so sánh tựa đèn. Hình thể cần có sự nuôi dưỡng.

Trong Thanh giám chỉ ra rằng: Mỗi quan hệ giữa thần khí và nhân thể tựa như mỗi quan hệ giữa dầu và đèn. Chỉ khi tinh khí đầy đủ, thần mới được đủ đầy, tựa như dầu sạch đèn mới sáng được rạng rỡ. Liễu Trang chỉ ra rằng, người đứng đầu các gánh hát thời cổ đại, chỉ cần sau khi nghe được giọng nói có thể suy đoán được là người đó tôn quý hay không. Ở đây chúng ta dựa vào thanh âm, giọng nói để đoán định tinh thần của một người. Có người lại thông qua quan sát những trạng thái tâm lý như vui, buồn, giận hờn để mà đoán định sự tôn quý. Điểm căn cứ một cách tự nhiên đó là tinh khí của con người. Trần Đồ Nam cho rằng, hình thể của người được máu nuôi dưỡng, máu có thể dưỡng khí, mà khí lại có thể dưỡng thần. Vì thế, một người có thân thể cường tráng mà tinh khí đầy đủ, tức là tinh thần người đó sung mãn. Ông lại chỉ ra rằng, một người có tinh thần đầy đủ, khí lượng theo đó cũng rộng rãi thoáng đạt. Tinh thần được an dật, khí sẽ được an tĩnh. Chuyện được mất xảy ra trước mắt cũng không làm lộ khí xấu, chuyện vui buồn trước mặt, tinh thần cũng chẳng bị rối loạn. Người như thế được gọi là quân tử, tự nhiên sẽ được hưởng phúc lộc lâu dài.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, các tướng sĩ khi bàn luận về thần, vốn không hiểu được chủ tể của thần là gì mà chỉ biết là mắt có thần. Dựa vào cách nói trong Lạc thư, Bát quái, trời 1 sinh Thủy là tinh, đất 2 sinh Hỏa là thần. Tinh hợp trước, thần theo sau. Vì thế chỉ có các bộ phận được hài hòa đầy đủ, thể hiện ra bên ngoài mới được thần trong sáng. Ví như, một người khi bước đi, khí sắc tựa hồ như không có sự biến đổi; khi ngồi nói chuyện không thay đổi theo lời nói; khi ngủ, rất dễ tỉnh dậy; bất kể làm việc gì đều có trước có sau, đó đều là biểu hiện của tinh thần.

Có người khi bàn về khí thường gọi chung thần và khí là thần khí. Điều đó không đúng. Có rất nhiều người không biết khí có 3 loại, tức là khí tự nhiên, khí được nuôi dưỡng và khí xấu. Thế nào gọi là khí tự nhiên? Trong thai nhi, hơi thở đó chính là khí tự nhiên, khí này quyết định đến sự quý tiện của con người. Khí hạo nhiên ở giữa 2 thứ khí đó, tức là khí này phải thông qua sự tu dưỡng của bản thân mới có thể được hình thành, khí này quyết định đến chuyện hiền ngu của con người. Khí xấu là loại khí được sinh ra khi trong tâm có niềm oán hận, khí này quyết định đến chuyện thiện ác của con người.

Tóm lại, thần là con của khí, khí là mẹ của thần. Vì thế, thần có thể giữ khí mà khí lại không thể giữ được thần. Trong Định quyết có chỉ ra rằng: Sự ảo diệu trong tướng pháp chính là ở đây, căn cứ vào bộ vị Học đường để quan sát thần khí của một người, đồng thời có thần có khí là tốt nhất. Nếu có thể lộ rõ được sự tốt xấu của thần khí sẽ phân biệt được điểm cát hung, cũng có thể dựa vào đây để đoán định được chuyện phú quý sang hèn của người.

Thần: Tinh khí đầy đủ, có thể trường thọ

Khi khí bên trong con người bị suy kiệt thì thần cũng theo đó mà mất đi.

Trong Thần giải có nói: Muốn biết một người có khỏe mạnh hay không, đầu tiên cần phải quan sát xem đạo lý trong đó có rõ ràng. Chỉ có tinh rắn chắc khí cố định thì thần mới được an ổn. Nếu huyết khô kiệt, khí phân tán thì thần theo đó cũng sẽ sớm mất đi. Trong Phong giám có chép, khí trong có thể con người cường tráng, huyết mạch được điều hòa thì thần cũng mới được an tĩnh. Nếu huyết mạch khô héo, khí phân tán thần theo đó mà mất đi. Đạo lý trong đó có sự thống nhất. Tạ Linh Vận chỉ ra rằng, hầu hết người có tuổi thọ ngắn là do thần rời khỏi thân mà không có tinh thần, tựa như lông mày trôi nổi. Chính là vì thần đã lìa khỏi thân, cho nên không có thuốc gì có thể chữa được. Trần Đồ Nam chỉ ra rằng: Người mà có khí lạnh hình suy, tức là không thể sống lâu được, ông lại nói, người mà có khí ngắn, tinh thần chậm chạp thường vận mệnh cũng chẳng thể dài lâu.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng: Giữa thần và khí có một mối quan hệ gắn bó thân thiết không thể tách rời, khi mà khí bị mất đi, thần cũng không thể tồn tại. Trong sách xưa có chép: Người mà có thần đã mất tức là khí của người đó còn tụ lại, cũng là nói khi còn nhỏ cuộc sống cô quả, gia tài tiêu tán hoặc việc làm không ổn định. Nếu thần và khí tốt cùng kết hợp, tức là thể hiện một trạng thái cao xa thâm sâu, đây mới là tướng trường thọ. Nếu được biểu hiện ra là trạng thái thanh tú thì đó mới là tướng quý.

Khí dưỡng thần: Khí huyết điều hòa, càng thêm tuổi thọ

Dầu sạch sẽ thì ngọn đèn mới rạng rỡ được. Thần thanh tú là kết quả của khí phù trợ.

Trong Phong giám chỉ ra rằng: Thần ở bên trong cơ thể, không thể nhìn thấy được. Khí có thể dưỡng thần và được xem là gốc của cơ thể. Một người có khí huyết được hài hòa, thần không mờ tối rối loạn, thể hiện ra ngoài hình mạo rất thanh tú. Đạo giả Bạch Các chỉ ra rằng, thần của người tốt nhất là phải trải qua trăm lần xem xét tú khí, qua dương khí được triển khai khắp sông núi, mặt trăng mặt trời tỏa rạng khắp trời đất.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, hình thể tuy có thể dưỡng thần nhưng chỉ có thể ủy thác cho khí mới có thể an được thần. Khi mà khí không nhiều thần sẽ loạn mà không được ổn định. Vì thế phải an thần, muốn như vậy trước tiên phải khiến cho khí được đầy đủ sung túc. Mạnh Tử vì tu dưỡng khí mà từ bỏ hàng vạn quan lộc, đó chính là cách tốt nhất để dưỡng khí.

Khí huyết: Khí đi thần tán, phúc lộc vô cùng

Khi một người không được toại nguyện chí của mình thường tinh thần của người đó sẽ không được như bình thường, đó là thần mà chúng ta thường nói là không được linh hoạt.

Trong Trửu hậu kinh có chép, khi khí của một người bị mất đi hoàn toàn, tức là thần đã suy mà huyết đã bại. Chí mất mà không thể kiên trì tiếp được. Trong Quỷ tiễn có chép: Người ý chí mơ tưởng hoang đường tức là thần không giữ lại được, người này thường vận mệnh chẳng thể dài lâu. Lai Hòa Tử chỉ ra rằng, trạng thái bình thường đã có sự thay đổi, như thế là biểu hiện thần đã rời khỏi thân thể.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, một người có thần khí bị thất tán, cùng với đó là phúc lộc của họ cũng sẽ bị mất đi. Khi đó họ còn có một vài điều được hài lòng nhưng thực ra biểu hiện đó không có nhiều. Biểu hiện thần không giữ được nữa. Vậy làm sao để biết được điều này? Có ca quyết chỉ ra rằng, nếu một người làm quan khi ngồi mà thể hiện trạng thái lông mày tán loạn, miệng thở than, như thế là điềm báo tai họa đã giáng xuống đầu. Nếu một người mặt đầy tàn nhang, nói lời không bình thường, người đó có khả năng bị đột tử. Đó đều là biểu hiện của thần không giữ lại được nữa.

Thần thái trong sạch, phúc thọ an khang

Trần Đỗ Nam chỉ ra rằng, một người có tinh thần thanh sạch, tựa như mặt nước tĩnh lặng, thâm sâu, khiến cho người khác cảm nhận là người đầy uy lực dường như không có tâm lý lo sợ, đứng trước thất bại cũng quyết không quay đầu, đó là quân tử chân chính. Trong Thần giải có chỉ ra, hư hóa thành thần, thần hóa thành khí, khí được xem là mầm sống của xương, xương được xem là gốc rễ của thần. Trong Trửu hậu kinh chỉ ra, xương thịt nuôi dưỡng tương hỗ lẫn nhau, nếu một người mà có sự tương hỗ thuận nhau người đó có thần thanh khí sảng, được trường thọ an khang.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, tinh thần của một người tựa như tảng đá to lớn, xấu xí có mây mù che phủ, sau khi được mài giũa lại hiện ra ngọc đẹp được ẩn tàng trong đó. Được thể hiện ra bên ngoài hình thể nhưng cũng lại được ẩn tàng bên trong cơ thể, nếu không được một môi trường tốt lành, cũng như không được sự nuôi dưỡng của đạo đức thì làm sao có thể trở thành bảo bối quý giá?

Xương thịt đầy đặn nhưng không có thần khí cũng là tướng xấu

Cùng với thần khí thì hình mạo đầy đủ của một người chỉ là thứ yếu.

Lai Hòa Tử chỉ ra rằng, hình mạo xương thịt của một người đầy đặn nhưng lại không có thần và khí thì đó cũng là tướng xấu. Trần Đồ Nam lại chỉ rõ, một người có thịt mà không có khí, tựa như cây gỗ quý bị mọt đục hết, bên trong đã trở nên mục rỗng, chỉ còn lại da bên ngoài, một ngày nào đó gặp phải gió to mưa lớn, nhất định sẽ bị đổ sập.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, một người có thần khí mà không có hình mạo xương thịt rắn chắc, tựa như một cây, tuy có gốc rễ nhưng không có cành lá, nhưng có một ngày sẽ trở nên tươi tốt. Trước đây có người sau khi xem tướng cho Gia Cát Lượng, người đó từ tướng mạo mà đoán, dù tựa như cây tùng bách khô héo nhưng bên trong tâm rất có khí tiết, tức là dù trời có mưa to gió lớn cũng chẳng thể quật đổ được. Khi chớp được thời cơ người này sẽ nổi danh thiên hạ. Luận đoán này quả thực ứng nghiệm.

Thần khí đều không có: Vận mệnh chẳng thể dài lâu

Người có khí phân tán, thần khô kiệt thì chỉ còn lại một thân xác thô gầy.

Trong Vô hình có chép, thần khí của một người đều bị mất đi, chỉ còn lưu giữ lại một thân xác khô gầy, người đó vốn đã từng gặp nhiều sóng gió cuộc đời.

Trong Bí quyết chỉ ra rằng, nhờ sự nuôi dưỡng của huyết mạch mà khí phù trợ thần. Vào một ngày khí thất tán, thần theo đó cũng khô kiệt. Đó là vì tâm không thể nuôi dưỡng huyết mạch. Tại sao lại nói như thế? Một người phải suy nghĩ rất nhiều, tổn hại không ít tâm huyết, hao tổn nguyên thần của thần khí. Mà một ngày nguyên thần bị hao tổn, thần khí sẽ bị tiêu tán. Thần khí bị tiêu tán thì thân thể cũng chẳng thể giữ được lâu.