Địa chỉ: 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
|Email: info@nhathanhpho24h.com
Hotline: 09811 78617
Tôi không phải là người duy nhất đang luyện tập. Có một trò chơi tại Thượng Hải cho phép người chơi tham gia một nghi thức hỏa táng, có nghĩa là bạn sẽ được chui vào một lò hỏa thiêu đích thực (tất nhiên là cái lò đã được vô hiệu hóa rồi). Mục đích của trò chơi là hy vọng rằng việc giả chết sẽ thúc đẩy người chơi đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Thật là một trò chơi tuyệt vời dành cho các buổi tiệc. Bạn có thể áp dụng thử nếu không biết phải làm gì thú vị trong lần họp mặt tiếp theo!
Những ví dụ khác thì có đầy ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn như những người tham dự hội nghị "Học viện Quan tài" tại Hàn Quốc sẽ được đặt vào một quan tài bằng gỗ bị đóng chặt trong vòng mười phút. Họ sẽ nằm hướng mặt lên trời, hai tay khoanh trước ngực và nhắm mắt lại. Mục đích là giúp những người tham dự tập trung tư tưởng vào cảm giác cô quạnh, tập trung vào những điều khiển cho họ hối hận và tập trung nghĩ đến cõi vĩnh hằng. Nhắc đến năng suất làm việc cao mới nhớ. Một ca sĩ Threshold mà tôi từng trò chuyện (tôi sẽ kể thêm về cô ấy sau) đã nằm trên sàn và giả vờ chết trong những lần luyện tập. Trong lúc những người khác trong nhóm đang tập hát, thì cô ấy lại tập chết!
Tập làm quen với cái chết thật sự phức tạp hơn những gì bạn được nghe rất nhiều. Tại sao à? Bởi vì ngày nay chúng ta không còn thấy nhiều cái chết nữa. Trước đây, con người từng tiếp xúc với cái chết ở một mức độ gần gũi hơn. Thực phẩm chúng ta ăn vào phải thông qua quá trình giết mổ. Chúng ta chứng kiến người thân qua đời và phải chôn cất họ, chứng kiến những cái chết mà không một máy móc hay dược phẩm nào có thể can thiệp.
Dù thế nào đi nữa, ngày nay có nhiều người vẫn chưa từng nhìn thấy một thi thể nào trừ khi họ đến nhà tang lễ. Đó không phải là lỗi của chúng ta. Và cho dù đã chết thì người chết cũng được trang điểm sao cho trông như còn sống vậy. Chúng ta nhìn thấy di ảnh của họ, nhìn thấy tro cốt của họ, hoặc là ghé thăm khi họ đang hấp hối trong bệnh viện. Nhưng chắc chắn một điều, chúng ta cũng chỉ là khách mà thôi. Toàn bộ những công tác gớm ghiếc liên quan đến người chết nhìn chung đã được thực hiện phía sau tấm rèm đóng kín rồi.
Ngày nay con người cũng đã lý trí hơn nhiều. Khi hay tin ai đó qua đời, chúng ta hỏi, “Sao ông ấy lại chết vậy?" cứ như thể lý do ấy là chuyện quan trọng đáng để bàn luận vậy. Ngày trước thì chúng ta không biết người khác chết vì có gì đâu, họ chỉ chết thôi. Và phản ứng đầu tiên của chúng ta đó là cảm nhận sự ra đi của họ từ tận sâu trong đáy lòng. Đó là tại sao cái chết thời ấy rất thật và khó lường.
Một trong những điều tuyệt nhất về tuổi thơ của tôi đó là được trưởng thành tại trang trại cùng với một cặp cha mẹ có tính tình kỳ quặc. Động vật thì chết thường xuyên và theo nhiều cách rất thú vị: chó được khám nghiệm tử thi ngay trên bãi cỏ, bê con chết trong nhà bếp, xác chim hoàng yến thì nằm trong tủ đông suốt nhiều năm (mãi đến giờ tôi vẫn không biết là vì lý do gì). Toàn bộ thú nuôi của tôi: chuột lang, thỏ, vịt, chó, heo, dê, gấu mèo – tất cả đều chết, và thường là chết rất thảm (bị cáo hoặc gấu giết, bị bệnh hoặc tự nhiên ra đi). Mặc dù rất yêu thương và ủng hộ bảo vệ quyền lợi của động vật nhưng tôi vẫn phải khẳng định rằng, những cái chết của chúng sẽ là một ví dụ xuất sắc để giới thiệu cho chủ đề này.
Việc con người lũ lượt rũ bỏ đời sống nông nghiệp đồng nghĩa với việc họ đã bỏ cái chết và thế giới thiên nhiên ở lại phía sau. Vào giai đoạn đầu của cuộc nội chiến, có 80% người dân Hoa Kỳ sống tại vùng nông thôn. Thế nhưng vào năm 2010, người dân sống tại khu đô thị đã là 80%. Việc ấy không có vấn đề gì cả, chỉ có điều là cái chết giờ đây trở thành một sự kiện khó mà được chứng kiến tận mắt. Một chú gà sắp chết đương nhiên không giống như một người đang hấp hối, nhưng việc sống tại vùng đất nông thôn này sẽ tăng cường hiểu biết cho con người, rằng mọi sinh vật sống cuối cùng rồi cũng sẽ chết và mỗi lần chết là cả một mớ hỗn độn (tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết cái lần tôi phải dọn dẹp những cái xác không đầu đầy máu me của đàn gà sau khi chúng bị một con gấu đột nhập vào chuồng và tấn công đâu).
Điều mà tôi học được từ tuổi thơ dữ dội của mình đó là cái chết rất kinh tởm: nội tạng của chó có thể chứa đầy những tế bào ung thư, xác bê trương phình rốt cuộc cũng sẽ bị nổ, giòi bọ thì bò lúc nhúc khắp nơi. Tất cả những việc trên cũng không sao cả bởi đó là một phần tất yếu của quá trình. Nhưng tôi vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm về cái chết của con người mãi cho đến sau này, và cái này thì thật sự khó mà tập làm quen được. Sự thật là như thế: Chúng ta không dễ gì tìm được những người sắp chết. Vì vậy, chúng ta có thể xung phong làm công tác hỗ trợ tại nhà an dưỡng cuối đời, tìm đến những bệnh nhân mắc bệnh nặng ở giai đoạn cuối để kết bạn và chăm sóc cho họ. Và rồi chúng ta có thể vận dụng trí tưởng tượng của mình.
Thế nên, tốt hơn là dừng lại ở đây và suy ngẫm về những cái chết mà bạn từng chứng kiến, nó đã (hoặc chưa) trở thành một phần trong cuộc đời của bạn như thế nào?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------